6 phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày hiện đại, hiệu quả

Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan và phổi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về 6 phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày điều trị triệt căn và giảm nhẹ triệu chứng bệnh qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ CKI Ngô Tuấn Phúc, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

phẫu thuật ung thư dạ dày

Mục tiêu của phẫu thuật ung thư dạ dày

Hiện nay, các hướng dẫn điều trị ung thư từ Bộ Y tế và các Hiệp hội Ung thư trên thế giới đều nhấn mạnh vai trò của điều trị đa mô thức đối với bệnh ung thư. Điều trị đa mô thức là phối hợp nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Đồng thời, việc đưa ra kế hoạch điều trị còn tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể (điều trị cá thể hóa).

Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: giai đoạn bệnh; đặc điểm khối u; kết quả giải phẫu bệnh và đột biến gen; khả năng đáp ứng điều trị, thể trạng, bệnh đi kèm, tâm lý và nguyện vọng của người bệnh…

lựa chọn phương pháp điều trị
Giai đoạn ung thư ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương pháp điều trị của bác sĩ.

Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị triệt căn ung thư dạ dày. Mục tiêu của phẫu thuật ung thư dạ dày gồm:

  • Loại bỏ hoàn toàn hoặc nhiều mô và khối u ung thư nhất có thể. Ngăn chặn sự phát triển và khả năng tái phát của ung thư.
  • Duy trì, bảo tồn chức năng của dạ dày nếu có thể.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khi nào nên phẫu thuật ung thư dạ dày?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính giúp chữa khỏi ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật ung thư dạ dày được chỉ định trong trường hợp:

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb
  • Giai đoạn sớm: có thể loại bỏ triệt căn ung thư dạ dày.
  • Giai đoạn trễ: cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm triệu chứng cho người bệnh..
phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ đạo
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ đạo trong triệt căn ung thư dạ dày.

Các kỹ thuật mổ ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, người bệnh có thể được phẫu thuật mổ mở hoặc ít xâm lấn khi điều trị ung thư dạ dày. (1)

1. Phẫu thuật mổ mở

Đây là phương pháp truyền thống, bác sĩ dùng dao mổ cắt một đường dài giữa bụng để tiếp cận dạ dày trực tiếp bằng tay. Phẫu thuật mổ mở thường để lại vết sẹo lớn hơn và thời gian phục hồi lâu hơn so với phẫu thuật ít xâm lấn.

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

2. Phẫu thuật ít xâm lấn

Phẫu thuật ít xâm lấn có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi kinh điển hoặc phẫu thuật robot. Các phương pháp này ít đau, thời gian phục hồi nhanh, thẩm mỹ, hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong cắt dạ dày ở nước ta, đặc biệt là tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt dạ dày bằng cách đưa dụng cụ nội soi vào bên trong dạ dày để thực hiện phẫu thuật thông qua một vết rạch nhỏ từ bụng hoặc qua đường miệng nếu có thể.

sub kênh tiêu hóa tâm anh
phẫu thuật nội soi có ưu điểm ít xâm lấn
Phẫu thuật nội soi có ưu điểm ít xâm lấn, vết thương mau lành và thẩm mỹ hơn mổ mở.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày phổ biến

Các phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư dạ dầy phổ biến bao gồm: (2)

1. Nội soi can thiệp cắt bóc tách dưới niêm mạc

Thủ thuật nội soi can thiệp cắt bóc tách dưới niêm mạc (Endoscopic Submucosal Dissection – ESD) được chỉ định cho những trường hợp tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Lúc này, ung thư chỉ mới tồn tại ở lớp niêm mạc dạ dày, chưa xâm lấn sâu nên việc loại bỏ rất dễ dàng và hiệu quả.

khám ung thư miễn phí
banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân

Thủ thuật nội soi can thiệp này thường diễn ra nhanh chóng, người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn và biến chứng. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi thông qua đường miệng và thực hiện cắt bóc tách bề mặt niêm mạc chứa ung thư dạ dày. Đây là phẫu thuật nhẹ nhàng, gần như bảo tồn toàn vẹn chức năng của dạ dày.

nội soi bóc tách niêm mạc
Nội soi bóc tách niêm mạc qua đường miệng có thể bảo tồn toàn vẹn chức năng của dạ dày.

2. Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày

Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị ung thư dạ dày. Bác sĩ có thể cắt tới 2/3 dạ dày nếu ung thư nằm ở đoạn dưới của dạ dày, hoặc một phần thực quản nếu vị trí ung thư nằm ở phần trên dạ dày. Bác sĩ cũng sẽ loại bỏ một phần phúc mạc nối gan – thực quản – dạ dày – tá tràng (mạc nối nhỏ) và một số hạch bạch huyết xung quanh dạ dày. Nếu ung thư xâm lấn các cơ quan khác như lá lách, tuyến tụy, ruột,… thì một phần của các cơ quan này cũng có thể bị cắt đi.

Sau khi cắt một phần dạ dày, các bác sĩ sẽ nối phần dạ dày còn lại với ruột non. Sau phẫu thuật, dạ dày của người bệnh sẽ nhỏ hơn, tuy nhiên, vẫn bảo tồn được một phần chức năng của dạ dày.

3. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày được chỉ định khi ung thư đã lan rộng và không thể bảo tồn dạ dày. Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ dạ dày và mạc nối của dạ dày, sau đó nối thực quản với ruột non. Các mạch nối, hạch bạch huyết và cơ quan lân cận cũng sẽ được cắt bỏ nếu bị ung thư xâm lấn.

có thể sống sau khi đã cắt bỏ toàn bộ dạ dày
Người bệnh có thể sống sau khi đã cắt bỏ toàn bộ dạ dày.

4. Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng

Khi ung thư đã di căn xa hay không còn khả năng điều trị triệt để, bác sĩ có thể chỉ định một số phẫu thuật giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Một số phẫu thuật giúp giảm nhẹ triệu chứng ung thư dạ dày có thể được chỉ định bao gồm:

  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày: Một số khối u ở phần dưới dạ dày có thể phát triển lớn đến mức ngăn chặn thức ăn ra khỏi dạ dày. Phẫu thuật nối tắt dạ dày sẽ gắn một phần ruột non (hỗng tràng) vào phần trên của dạ dày, cho phép thức ăn “đi tắt” qua đường mới mà không bị khối u ngăn cản.
  • Cắt bán phần dạ dày: Đây thường là phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày với  mục đích điều trị triệt căn. Tuy nhiên, với người bệnh không thể điều trị dứt điểm ung thư, phương pháp này giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau đớn, xuất huyết hay tắc nghẽn lưu thông đường tiêu hóa.
  • Đặt ống sonde truyền thức ăn: Khi người bệnh ung thư không thể ăn uống, có thể cần được thực hiện thủ thuật đặt ống truyền thức ăn qua da bụng đến phần dưới của dạ dày. Dinh dưỡng dạng lỏng sẽ được truyền trực tiếp từ ống vào dạ dày của người bệnh.
phẫu thuật nối tắt dạ dày
Phẫu thuật nối tắt dạ dày được dùng khi khối u chặn đường thức ăn xuống ruột non.

Các biến chứng trong và sau khi phẫu thuật cắt dạ dày

Bất kỳ một thủ thuật, phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra tai biến (trong khi mổ) và biến chứng (sau khi mổ) với các tỉ lệ khác nhau. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tình trạng bệnh lúc phẫu thuật, kỹ thuật sử dụng, bệnh đi kèm, dinh dưỡng, tuổi, môi trường bệnh viện,…

Các loại tai biến và biến chứng có thể gặp khi mổ ung thư dạ dày có thể kể đến gồm chảy máu do tổn thương mạch máu lớn; tổn thương lách; xì miệng nối hoặc xì mỏm tá tràng; áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng; nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc); hẹp miệng nối; nhiễm trùng vết mổ; bung thành bụng…

Ngoài các tai biến, biến chứng khi phẫu thuật còn có tai biến, biến chứng của gây mê hồi sức.

Phẫu thuật ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu không gặp biến chứng do phẫu thuật, người bệnh thường sẽ không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh có thể mắc hội chứng Dumping. Đây là hội chứng xảy ra do thức ăn đến ruột non quá nhanh khi một phần hoặc toàn bộ dạ dày được cắt bỏ. (3)

Các triệu chứng thường xảy ra ngay sau khi ăn, một số triệu chứng thường gặp của hội chứng Dumping bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa thường xuyên.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Đỏ mặt, chóng mặt, tăng nhịp tim.

Khi mới phẫu thuật, các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 10-30 phút từ khi ăn. Khi cơ thể dần quen, thời gian xuất hiện của các triệu chứng có thể chậm lại, khoảng 1-3 giờ sau khi ăn. Các triệu chứng thường sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian khi cơ thể dần quen với việc không có dạ dày.

Để điều trị ung thư dạ dày, bác sĩ thường kết hợp phẫu thuật với nhiều phương pháp khác như hóa trị, xạ trị hay liệu pháp đích. Các phương pháp điều trị này đều có thể mang lại tác dụng phụ trong và sau điều trị.

điều trị kết hợp như hóa trị
Các phương pháp điều trị kết hợp như hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ.

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ ung thư dạ dày

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên được theo dõi để kịp thời xử lý biến chứng sau mổ. Nên giữ khô vết mổ, tránh để vết thương tiếp xúc với nước cho đến khi cắt chỉ (thường khoảng 7 ngày).

Về chế độ ăn uống, trong những ngày đầu sau phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh cần được nuôi bằng đường tĩnh mạch và được tập ăn uống lại bằng đường miệng sớm nhất có thể. Thông thường sau 2 ngày, người bệnh có thể chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc dần. Nếu việc dùng thuốc giảm đau không hiệu quả, cần thông báo ngay cho bác sĩ. Sau khi phục hồi vết mổ, nên tiếp tục duy trì chế độ ăn tốt cho tiêu hóa bao gồm rau xanh, trái cây và cả các thực phẩm giàu calci, sắt, vitamin C, D, nhất là protein. Các thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt gà… giúp vết thương mau phục hồi hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn mới để thích nghi với tình trạng của dạ dày hiện tại, nên ăn ít hơn và chia làm 6-8 bữa nhỏ trong ngày. Người bệnh sẽ dần dần cân bằng lại chế độ ăn bằng cách ăn nhiều hơn trong một bữa, cắt giảm bớt bữa ăn cho đến khi trở về 3 bữa chính. Sau phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh cũng cần tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn.

Về sinh hoạt, trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh không nên tắm rửa mà chỉ lau người và thay quần áo. Những ngày tiếp theo, người bệnh cần chú ý không để xà bông, nước tắm tiếp xúc với vết thương khi tắm. Trong thời gian này, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh bất kỳ hoạt động nào gây áp lực lên vùng bụng. Sau khi vết thương phục hồi, người bệnh có thể luyện tập thể dục, thể thao nhưng nên luyện tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thiền, yoga; tránh các hoạt động ảnh hưởng đến dạ dày như chạy, nâng tạ, gập bụng…

Dinh dưỡng cho cho người bệnh sau mổ ung thư dạ dày

Một số lưu ý về thức ăn và dinh dưỡng cho người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày gồm: (4)

  • Chia thực đơn thành nhiều bữa với số lượng thức ăn ít. Số lượng bữa ăn phù hợp khoảng 5-6 bữa/ngày hoặc mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 3 tiếng.
  • Nên ăn thực phẩm giàu protein để cơ thể có thể tự hồi phục sau khi mổ. Ưu tiên những nguồn protein tốt như cá, trứng, thịt gà hoặc protein thực vật.
  • Nên cẩn thận với sữa và các thực phẩm làm từ sữa như sữa chua, kem, phô mai,… vì cắt dạ dày có thể gặp tình trạng không dung nạp lactose.
  • Nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ tốt như yến mạch, bánh mì nguyên cám hay gạo lứt.
  • Tránh các thực phẩm chiên rán, nướng, bổ sung nguồn chất béo tốt như dầu oliu, bơ.
ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn đạm tốt
Ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn đạm tốt (đạm thực vật, cá, trứng…) để vết thương mau hồi phục sau khi phẫu thuật.

Câu hỏi thường gặp

1. Mổ ung thư dạ dày nằm viện bao lâu?

Tùy theo phương pháp mổ mà thời gian nằm viện có thể chênh lệch rất nhiều. Đối với phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc, người bệnh chỉ cần được theo dõi vài giờ sau khi mổ và có thể về ngay trong ngày. Đối với các phẫu thuật mở như cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày, thời gian cần nằm viện có thể từ 5-7 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

2. Phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm từ khi điều trị ung thư dạ dày tại Hoa Kỳ trung bình là 36%. Với tỷ lệ cụ thể như sau: (5)

  • Ung thư tại chỗ: 75%.
  • Ung thư lây lan sang các vùng lân cận: 35%.
  • Ung thư di căn xa: 7%.

Tỷ lệ sống sót trung bình của người mắc ung thư dạ dày tại Anh sau 5 năm là khoảng 20%, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: 65%.
  • Giai đoạn 2: 35%.
  • Giai đoạn 3: 25%.
  • Giai đoạn 4: gần như 0%.

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày của các nước châu Âu và Hoa Kỳ khá thấp khi so với các nước ở châu Á như Nhật Bản. Công tác khám sàng lọc và phẫu thuật ung thư dạ dày của Nhật Bản rất tốt khi tỷ lệ sống sót của người bệnh được nâng lên rất nhiều so với Hoa Kỳ và Anh, cụ thể: (6)

  • Giai đoạn 1: hơn 91%.
  • Giai đoạn 2: hơn 70%.
  • Giai đoạn 3: hơn 53%.
  • Giai đoạn 4: hơn 16%.

3. Phẫu thuật ung thư dạ dày ở đâu?

Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tập hợp đội ngũ y bác sĩ tận tâm, dày dặn kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán và điều trị ung thư. Khoa Ung bướu cũng liên kết với các chuyên khoa khác trong điều trị đa mô thức, nhằm giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị hiệu tốt nhất.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn sở hữu cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị y tế hiện đại, giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bệnh viện tự hào đứng trong top 10 bệnh viện có chất lượng tốt nhất do Sở Y tế TP.HCM đánh giá và công bố.

Trên đây là các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày hiệu quả đang được ứng dụng trong điều trị ung thư dạ dày. Phát hiện sớm ung thư dạ dày sẽ giúp phẫu thuật ung thư dạ dày đơn giản, hiệu quả với ít tác dụng phụ hơn, cũng như bảo tồn được chức năng của dạ dày.