Khối u vú lành tính có nên mổ không? Chỉ định và rủi ro biến chứng

U vú là bệnh thường gặp ở nữ giới và đa số đều lành tính. Vậy khối u vú lành tính có nên mổ không? Khi nào cần mổ khối u ở vú? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

u vú lành tính có nên mổ không

Khối u vú lành tính có nguy hiểm không?

Không phải khối u vú nào cũng phát triển thành ung thư (ác tính), ngược lại, đa số khối u ở vú đều lành tính. Hầu hết các khối u lành tính đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, nhưng một số tổn thương lành tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú trong tương lai.

Tuyến vú có hai thành phần chính (màu đỏ) gồm các tiểu thùy vú và ống dẫn sữa bên trong mô mỡ.

Một số khối u vú lành tính phổ biến bao gồm:

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb
  • U nang vú (cyst): Có khoảng 25% khối u ở vú là u nang. U nang thường có hình tròn hoặc bầu dục, căng do chứa đầy chất lỏng, có thể xuất hiện đột ngột qua một đêm. Vú có thể mắc u nang ở cả hai bên với nhiều khối u cùng lúc. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất từ 35-50. [1]
  • U xơ tuyến vú (fibroadenoma): U xơ tuyến vú thường có hình tròn, bầu dục, cứng chắc, có thể di động và không gây đau. U xơ vú phổ biến ở nữ giới độ tuổi 15-35. Bệnh không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và có thể tự teo nhỏ khi mãn kinh. Đây là khối u vú không phải ung thư dạng đặc phổ biến nhất.
  • Biến đổi xơ nang tuyến vú (Fibrocystic breast change): Nồng độ hormone thay đổi có thể khiến vú căng đau, có thể kèm theo mảng sượng, giới hạn khối u không rõ ràng, thường gặp phải ở nữ giới từ 30-50 tuổi.
  • Tăng sản tuyến vú (hyperplasia): Tăng sản là tình trạng các tế bào tuyến vú phát triển quá mức. Những trường hợp tăng sản không điển hình có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • U nhú trong ống dẫn sữa (Intraductal papilloma): Khối u nhỏ như mụn cóc hình thành trong lòng ống dẫn sữa gần núm vú, có thể gây tiết dịch núm vú. U nhú trong ống dẫn sữa thường xuất hiện ở nữ giới từ 30-50 tuổi. Nữ giới có thể tăng nguy cơ mắc ung thư nếu xuất hiện nhiều u nhú cùng lúc (đa u nhú). [2]
  • Giãn ống tuyến vú (mammary duct ectasia): Thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh, ống dẫn sữa sưng lên, đôi khi bị tắc. Núm vú có thể tiết dịch hoặc thụt vào trong. Tình trạng giãn ống dẫn sữa không làm tăng nguy cơ ung thư nhưng có thể gây viêm núm vú.
  • Hoại tử mỡ do chấn thương (traumatic fat necrosis): Khối u mỡ hình thành để lấp đầy, thay thế phần mô vú bị tổn thương do tai nạn, phẫu thuật, xạ trị… Khối u thường có hình dạng tròn, cứng chắc, không gây đau hay tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Bệnh tuyến của vú (adenosis): Tình trạng các tiểu thùy sản xuất sữa to ra, số lượng các tuyến trong vú tăng lên gây đau, sưng vú. Bệnh được cho làm tăng nguy cơ ung thư vú.
dạng khối u vú lành tính phổ biến
U nang tuyến vú và xơ tuyến vú là hai dạng khối u vú lành tính phổ biến.

Khối u vú lành tính có nên mổ không?

Khối u vú lành tính có nên mổ không? U vú lành tính không cần mổ, người bệnh chỉ cần theo dõi tình trạng khối u để can thiệp điều trị nếu cần thiết. Đa phần u lành tính không cần can thiệp phẫu thuật. Ví dụ, phụ nữ mắc xơ nang tuyến vú thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Khi phát hiện bất kỳ khối u tuyến vú nào, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về nguyên nhân, tình trạng của khối u, cũng như khả năng phát triển thành ung thư nếu có. Tóm lại, phụ nữ không cần lo lắng về việc mắc khối u lành tính có nên mổ không, vì bác sĩ sẽ đưa giải pháp phù hợp cho người bệnh theo từng loại khối u.

khối u lành tính có nên mổ không
Khối u vú lành tính có nên mổ không?

Đối tượng chỉ định nên mổ u vú lành tính

Thông thường, u vú lành tính không cần mổ, người bệnh cần theo dõi tình trạng khối u để phòng ngừa can thiệp khi cần. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh u vú lành tính có nên mổ không trong trường hợp khối u lớn bất thường, ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc làm tăng nguy cơ ung thư. Một số dạng khối u lành tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bao gồm:

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

  • Tăng sản không điển hình ống tuyến vú.
  • U nhú trong ống dẫn sữa.
  • Bệnh tuyến của vú.
  • Đôi khi, u xơ tuyến vú không điển hình có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
u vú lành tính có cần mổ không
U vú lành tính do tắc ống dẫn sữa thường không cần mổ.

Cách xác định khối u vú lành tính có nên mổ không

Có nhiều phương tiện chẩn đoán, xét nghiệm được dùng để xác định loại u tuyến vú, cũng như đánh giá tình trạng u vú lành tính có nên mổ không, như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra tình trạng khối u, hình dạng vú, đầu ti, hạch bạch huyết vùng nách,… Kết hợp với khai thác bệnh sử của người bệnh để dự đoán sơ bộ nguyên nhân gây u.
  • Chụp nhũ ảnh (X-quang): Chụp nhũ ảnh có thể được dùng để khảo sát ở phụ nữ có triệu chứng bất thường ở vú. Chụp nhũ ảnh cũng đóng vai trò chủ đạo trong tầm soát ung thư vú. Tầm soát ung thư vú định kỳ được khuyến nghị cho phụ nữ trên 40 tuổi, đặc biệt những người có thành viên gia đình mắc ung thư (nhóm nguy cơ cao).
  • Siêu âm vú: Với hình ảnh được tạo ra từ sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát cấu trúc bên trong vú, kiểm tra những tổn thương, khối u bất thường hay mạch máu của khối u trong vú. Siêu âm thường được chỉ định khi có kết quả bất thường từ ảnh chụp X-quang tuyến vú, hoặc người bệnh đã có triệu chứng lâm sàng. Ưu điểm của siêu âm là bác sĩ có thể quan sát tình trạng vú trong thời gian thực.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát chi tiết những tổn thương, bất thường ở vú. Ưu điểm của MRI là hiển thị tốt tình trạng của các mô mềm trong cơ thể so với siêu âm hay X-quang.
  • Xét nghiệm dịch núm vú: Một số khối u có thể gây tiết dịch núm vú. Bác sĩ xét nghiệm dịch núm vú để tìm nguyên nhân gây tiết dịch. Dịch núm vú cũng có thể báo ung thư.
  • Sinh thiết vú: Sinh thiết là phương pháp lấy mẫu mô khối u hay tổn thương để phân tích trên kính hiển vi, nhằm tìm dấu hiệu của ung thư.

Thông qua những chẩn đoán, xét nghiệm trên, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh mắc u vú lành tính có cần mổ không. Người bệnh cũng có thể được điều trị nội khoa hoặc chỉ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mà không cần điều trị.

banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
khám ung thư miễn phí
khối u vú lành tính có nguy hiểm không
Bác sĩ có thể cân nhắc u vú lành tính nên mổ không nếu khối u gây biến chứng, cản trở sinh hoạt hay ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.

Rủi ro biến chứng có thể gặp

Nhiều người lo lắng về rủi ro biến chứng, nên thắc mắc rằng liệu u vú lành tính có nên mổ không. U vú lành tính thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên, một số loại u vú có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Biến chứng cụ thể của u vú lành tính phụ thuộc vào dạng khối u mà người đó đang mắc phải. Tuy nhiên, u vú lành tính thường không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc.

Khám khối u vú lành tính ở đâu?

Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ khám và điều trị u vú uy tín tại TP.HCM. Các bác sĩ tại khoa có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh về vú. Khoa Ngoại vú còn phối hợp với nhiều khoa, trung tâm khác như trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, khoa Ung bướu, khoa Xét nghiệm,… để phối hợp chẩn đoán, điều trị đa chuyên khoa, mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Bên cạnh đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn được hỗ trợ bởi nhiều máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến như máy chụp nhũ ảnh 3D, nhũ ảnh cản quang, cánh tay phẫu thuật robot, phòng phẫu thuật áp lực dương,… Giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nếu người bệnh còn phân vân u vú lành tính có nên mổ không, bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ, đưa ra lời khuyên, hướng điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Từ khi thành lập, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM luôn đứng trong danh sách 10 bệnh viện có chất lượng tốt nhất do Sở Y tế TP.HCM chấm điểm.

Phòng ngừa biến chứng của khối u vú lành tính

Cách để phòng ngừa biến chứng của khối u vú lành tính là duy trì sức khỏe ổn định và khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ. Dưới đây là một số hoạt động có thể giúp phòng ngừa u vú:

  • Thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà, đi khám sớm nếu cảm thấy khối u bất thường.
  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân (tham khảo chỉ số BMI).
  • Ăn các thực phẩm tự nhiên, chưa trải qua tinh luyện, chế biến sẵn. Ưu tiên bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua đường ăn thay vì thuốc, thực phẩm chức năng.
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì thể trạng, sức khỏe tốt. Bạn có thể lựa chọn bất cứ hình thức vận động nào phù hợp với bản thân như chạy bộ, aerobic, tập kháng lực, bơi lội,…
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc “u vú lành tính có nên mổ không”. Thông thường, các loại u vú lành tính không cần mổ, tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định mổ trong trường hợp khối u phát triển gây biến chứng hoặc làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.