Khám và tầm soát ung thư khoang miệng ở đâu? Bao gồm những gì?

Ung thư miệng bao gồm ung thư môi và khoang miệng (lưỡi, nướu, sàn miệng, vòm miệng và các bộ phận khác của miệng) là loại ung thư phổ biến thứ 13 trên toàn thế giới, với 377.713 ca mắc mới và 177.757 ca tử vong vào năm 2020. Khám và tầm soát ung thư khoang miệng sớm sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, từ đó lên phác đồ điều trị hợp lý và cải thiện tiên lượng bệnh. Vậy nên khám và tầm soát ung thư khoang miệng ở đâu? BS.CKI Lê Ngọc Vinh, Trưởng đơn vị Ngoại Ung bướu – vú, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 sẽ chia sẻ thông tin qua bài viết sau.

tầm soát ung thư khoang miệng

Tầm soát ung thư khoang miệng là gì?

Tầm soát ung thư khoang miệng là một quy trình kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường ngay ở giai đoạn sớm hoặc bệnh lý ung thư tiềm ẩn trong khoang miệng. Tầm soát này thường bao gồm: khám lâm sàng, giải phẫu bệnh và chẩn đoán hình ảnh.

Vì sao cần khám tầm soát ung thư khoang miệng?

Hầu hết khi bệnh mới chớm, người bệnh thường chịu đựng các cơn đau nhỏ, trì hoãn đi khám. Và chỉ khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn, không chịu nổi nữa thì mới đi khám. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân khi đến khám tại bệnh viện đều phát hiện ung thư khoang miệng ở giai đoạn muộn hoặc giai đoạn cuối. Khi ấy, ung thư đã di căn sang những bộ phận lân cận, tổn thương lan rộng, phá hủy nhiều lớp cấu trúc, làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh, rút ngắn thời gian sống của người bệnh sau điều trị.

Nếu người bệnh thăm khám sớm hơn và được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng tốt hơn, tăng tỷ lệ điều trị thành công, cũng như thời gian sống sau điều trị sẽ được kéo dài hơn so với người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. (1)

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

Chủ động tầm soát ung thư khoang miệng từ sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Kiểm tra, đánh giá sức khỏe khoang miệng.
  • Sàng lọc, phát hiện kịp thời các nguy cơ rủi ro gây ung thư khoang miệng.
  • Can thiệp, xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Lên phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.

Khám ung thư khoang miệng ở đâu uy tín?

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có gói dịch vụ tầm soát ung thư vòm họng nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo của người dân. Các bác sĩ giàu chuyên môn, giỏi kinh nghiệm sẽ là người trực tiếp thăm khám và đưa ra liệu trình phù hợp, cá thể hóa cho từng người bệnh. Trang thiết bị hiện đại, luôn được cập nhật các dòng mới nhất như: máy nội soi, máy chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,… sẽ cho ra kết quả chuẩn xác trong thời gian ngắn nhất.

bác sĩ ngọc vinh kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân
BS.CKI Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ BVĐK Tâm Anh TP.HCM tư vấn cho khách hàng các bước thăm khám

Tầm soát ung thư khoang miệng bao gồm những gì?

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra và các triệu chứng bất thường. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu ung thư khoang miệng tiềm ẩn hoặc tiền ung thư thông qua thăm khám lâm sàng, xem xét những vùng thay đổi khác trên đầu, mặt hoặc cổ hoặc các vấn đề về dây thần kinh ở mặt và miệng.

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

1. Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ đặc biệt chú ý đến vùng đầu và cổ, quan sát xem có xuất hiện bất thường không, chủ yếu để tìm và phát hiện các hạch bạch huyết bất thường. Vì hầu họng nằm sâu bên trong cổ, khuất tầm quan sát nên bác sĩ sẽ sử dụng gương hoặc thực hiện nội soi. Trước khi nội soi bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giúp người bệnh không khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. (2)

2. Nội soi

Nội soi ung thư khoang miệng là một kỹ thuật chẩn đoán sử dụng một ống nội soi mềm, nhỏ có gắn camera để quan sát chi tiết bên trong khoang miệng, giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương nghi ngờ ung thư, đánh giá mức độ lan rộng của bệnh và thậm chí có thể lấy mẫu mô để sinh thiết nếu cần thiết. Đây là một phương pháp an toàn và ít xâm lấn, giúp phát hiện sớm ung thư và nâng cao hiệu quả điều trị.

banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
khám ung thư miễn phí

3. Sinh thiết

Sinh thiết ung thư khoang miệng giúp chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư. Bác sĩ sẽ lấy 1 mảnh mô nhỏ từ vùng nghi ngờ trong khoang miệng để kiểm tra dưới kính hiển vi. (3)

4. Xét nghiệm

Tất cả các mẫu sinh thiết đều được gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu chuyên sâu, từ đó chẩn đoán ung thư từ sinh thiết. Bác sĩ thường có thể phân biệt tế bào ung thư với tế bào bình thường cũng như loại ung thư đó dựa vào hình dạng của tế bào để tìm ra loại ung thư.

5. X quang

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang ngực sau khi chẩn đoán ung thư khoang miệng hoặc ung thư vòm họng để xem liệu ung thư có lan đến phổi hay không. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát khối u nghi ngờ ác tính, tìm hiểu ung thư lan rộng bao xa, theo dõi việc điều trị có hiệu quả hay không, và tầm soát nếu người bệnh có dấu hiệu ung thư tái phát sau khi điều trị.

6. Bari sulfat

Có thể dùng bari để quan sát lớp lót ở phần trên của hệ tiêu hóa, đặc biệt là thực quản. Người bệnh sẽ uống chất lỏng màu phấn (barium), chất lỏng chảy xuống bao phủ thành cổ họng và thực quản, sau đó chụp X – quang. Bác sĩ sẽ chỉ định nuốt bari đối với người mắc ung thư vòm họng có nguy cơ ung thư thực quản.

7. CT

Chụp CT (hay chụp cắt lớp vi tính) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ quan, mô và cấu trúc bên trong cơ thể. Thông qua chụp CT, bác sĩ sẽ nhìn thấy kích thước và vị trí của khối u, tìm hiểu liệu khối u có phát triển vào các mô lân cận, đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hay đến phổi hoặc các cơ quan khác hay chưa. (4)

8. MRI

Chụp MRI (hay cộng hưởng từ) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và không sử dụng bức xạ ion hóa nên không gây hại đến sức khỏe tổng thể, giúp phát hiện và theo dõi tiến trình điều trị ung thư. Phương pháp này được sử dụng để tầm soát ung thư, phát hiện các khối u tiềm ẩn ngay ở giai đoạn sớm, cung cấp thông tin chi tiết về vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của khối u, từ đó xác định giai đoạn ung thư và có phương pháp điều trị thích hợp. Chụp MRI có độ nhạy và độ chính xác cao trong việc phát hiện các khối u nhỏ, ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, giúp tăng khả năng điều trị thành công và cải thiện tiên lượng bệnh.

tiến hành chụp mri nếu nghi ngờ khối u ung thư
Bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành chụp MRI nếu nghi ngờ có sự xuất hiện của tế bào ung thư trong khoang miệng

9. Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh và tiếng vang để quan sát hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Siêu âm có thể được sử dụng để phát hiện sớm một số loại ung thư và hỗ trợ chẩn đoán, giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư tái phát.

10. PET CT

Chụp PET CT (Positron Emission Tomography and Computed Tomography) hay chụp ghi hình cắt lớp positron là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ứng dụng các kỹ thuật y học hạt nhân, mang lại những hiệu quả ưu việt hơn phần lớn các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Một chất chỉ điểm phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh, hoạt chất này sau đó xuất hiện ở những khối u hoặc vị trí đang viêm.

Buồng thu tín hiệu của máy PET CT sẽ ghi nhận lại và tái tạo thành hình ảnh thông qua quá trình nhiễu xạ của hoạt chất này. Hiện, loại chất thường được sử dụng nhất chính là FDG, có cấu trúc giống với phân tử đường glucose. Thông qua định vị và định lượng hợp chất, các chuyên gia bác sĩ sẽ dễ dàng tìm được các ổ viêm hoặc những tế bào ung thư đã di căn đến những nơi khó phát hiện nhất.

Khi nào nên thực hiện tầm soát?

Ung thư khoang miệng giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng, vì vậy người bệnh thường nhầm lẫn với những bệnh thông thường và bỏ qua diễn biến tiền ung thư diễn ra trong âm thầm. Chủ động thực hiện tầm soát ung thư khoang miệng định kỳ là cách phát hiện ra ung thư khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.

Căn bệnh này đa số bắt nguồn từ lớp biểu mô niêm mạc phủ và biểu mô các tuyến nước bọt ở khoang miệng. Các khối u ác tính phổ biến bao gồm ung thư biểu bì nhầy, ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm tỷ lệ cao nhất), ung thư biểu mô tuyến đa hình độ thấp, ung thư biểu mô tuyến nhú độ thấp, ung thư biểu mô tuyến nang, melanoma niêm mạc.

Nguyên nhân chính là do sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu và những yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus HPV gây u nhú ở người, do chấn thương, di truyền, vệ sinh niêm mạc miệng,… Đây là nguyên nhân chính gây ra những đột biến gen. Nếu xuất hiện các đột biến gen và sự bất thường trong kiểm soát, dẫn đến tăng sinh tế bào quá mức sẽ gây ra ung thư.

Các dấu hiệu phát hiện ung thư vòm miệng:

  • Đau khoang miệng không rõ nguyên nhân,…
  • Niêm mạc miệng đau rát, sưng đỏ.
  • Niêm mạc má xuất hiện hạt cơm màu trắng.
  • Xuất hiện hạch cổ (phổ biến nhất).
  • Khó nuốt, đau khi nuốt.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Hôi miệng, chảy máu miệng.
  • Khối u ở khoang miệng, vòm miệng.
chảy máu miệng là dấu hiệu cảnh báo ung thư
Chảy máu miệng là một trong số những dấu hiệu ung thư khoang miệng

Tuy nhiên, người bệnh có thể không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nào như sờ thấy khối u, đau đớn, chảy máu,… nhưng vẫn phát triển hạch cổ. Trong khi đó, những khối u tiến triển âm thầm, không có triệu chứng có thể đã di căn hạch. Vì vậy, nhiều trường hợp sẽ được bác sĩ tiến hành chẩn đoán tế bào học bằng cách chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA) để chẩn đoán ban đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy có tỷ lệ di căn hạch cổ lên đến 40%, phổ biến nhất là những tế bào u di căn đến nhóm hạch cổ I, II, III. Thế nên tất cả người bệnh cần được kiểm tra hạch cổ ở cả 2 bên.

Cần làm gì khi được chẩn đoán mắc ung thư khoang miệng?

Khi được chẩn đoán mắc ung thư khoang miệng, người bệnh cần:

  • Tìm hiểu về bệnh: người bệnh nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về ung thư khoang miệng, các giai đoạn, phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh thông qua bác sĩ, internet và sách báo y khoa.
  • Trao đổi với bác sĩ: về tình trạng bệnh, tác dụng phụ và phác đồ điều trị, cũng như kế hoạch chăm sóc.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị: bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp trên.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị: thực hiện đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, bao gồm việc uống thuốc đúng liều lượng, tái khám định kỳ và chăm sóc tại nhà đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì tập thể dục đều đặn, tập thói quen ngủ đủ giấc và giảm stress để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư có thể giúp người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Theo dõi định kỳ: sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện nếu xuất hiện có dấu hiệu ung thư tái phát.

Tầm soát ung thư khoang miệng sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư ngay từ khi bệnh đang còn ở giai đoạn sớm, từ đó lên phác đồ điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện tiên lượng bệnh. Kể cả sau khi điều trị ung thư, người bệnh vẫn nên lưu ý tái khám đúng hẹn với bác sĩ để theo dõi và phát hiện nếu ung thư tái phát.