Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không? Yếu tố nào ảnh hưởng?

Ung thư trực tràng là bệnh ác tính thường gặp, nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy ung thư trực tràng có chữa được không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc điều trị? Phương pháp điều trị nào phổ biến? Bài viết sau của thạc sĩ bác sĩ Đinh Văn Thái, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết loại bệnh này.

ung thư trực tràng có chữa được không

Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không?

Bệnh ung thư trực tràng có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư trực tràng rất quan trọng. (1)

ung thư trực tràng có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Bệnh ung thư trực tràng có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị của ung thư trực tràng

Để xác định “ung thư trực tràng có chữa được không?” cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị của ung thư trực tràng, bao gồm: (2)

1. Thời điểm phát hiện bệnh

Ung thư trực tràng chữa được không phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh, giai đoạn của ung thư. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, ảnh hưởng đến kết quả chung.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

Ví dụ: người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, phẫu thuật triệt căn giúp loại bỏ hoàn toàn khối u. Trong khi khối u ở giai đoạn tiến triển, di căn cần sự phối hợp giữa các phương pháp, bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

2. Chất lượng điều trị

Các tế bào ung thư có tỷ lệ nhân lên và đột biến cao, có thể dẫn tình trạng kháng thuốc. Trong trường hợp người bệnh có chỉ định dùng thuốc điều trị hỗ trợ, nếu không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc không đúng, không đủ liều và đúng giờ sẽ làm nồng độ thuốc trong cơ thể thấp, dẫn đến giảm hiệu quả, có thể xuất hiện các đột biến kháng thuốc, đồng thời tạo điều kiện để tế bào ung thư có thời gian để tiến triển trở lại.

Vì thế, việc không tuân thủ phác đồ điều trị ảnh hưởng đến việc “ung thư trực tràng có chữa khỏi không?”. Theo dõi sát tiến triển của bệnh, thực hiện đúng và đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới giúp người bệnh đạt kết quả điều trị tối ưu.

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

Việc điều trị bằng các phương pháp chưa có cơ sở khoa học như: thuốc nam, thuốc không rõ tác dụng, không được bác sĩ Ung bướu khuyến cáo có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: suy gan, suy thận, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh bởi các độc tính của nhiều loại thuốc. Bên cạnh đó, việc điều trị liên tục bằng các loại thuốc trên còn kéo dài thời gian bệnh, dẫn đến giai đoạn không thể điều trị hiệu quả.

sub kênh tiêu hóa tâm anh
đo huyết áp cho bệnh nhân tại khoa ung bướu
Người bệnh đang đo huyết áp để hóa trị tại khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Bên cạnh những yếu tố kể trên, còn có một số yếu tố khác cũng góp phần cải thiện chất lượng điều trị, quyết định yếu tố “ung thư trực tràng có chữa được không”, cụ thể:

3. Thể dục

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rõ vai trò của việc tập thể dục giúp cải thiện hiệu quả điều trị ung thư trực tràng.

khám ung thư miễn phí
banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân

4. Chế độ dinh dưỡng

Ung thư trực tràng có chữa được không phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nuôi cơ thể, giảm một số tác dụng phụ của xạ trị hay hóa trị, hỗ trợ người bệnh có đủ sức khỏe vượt qua liệu trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp gia tăng sức đề kháng, hạn chế sự nhân lên của tế bào ung thư, hồi phục tình trạng suy dinh dưỡng do ung thư gây ra, ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.

5. Tuổi

Những người bệnh trẻ tuổi có xu hướng khỏi bệnh và đáp ứng điều trị tốt hơn so với người bệnh lớn tuổi. Điều này do ở nhóm người bệnh trẻ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đựng những liệu pháp điều trị tích cực tốt hơn.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng phổ biến

Hiệu quả của các các phương pháp điều trị ảnh hưỡng trực tiếp đến vấn đề “ung thư trực tràng có chữa được không?”, cụ thể:

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với ung thư trực tràng. Tùy vào giai đoạn bệnh, có thể điều trị kết hợp giữa phẫu thuật với hóa trị, xạ trị hoặc cả hai.

phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối ung thư trực tràng
Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở tùy vào giai đoạn bệnh, vị trí của khối u.

Dựa vào giai đoạn bệnh, vị trí của khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở với một trong các phương pháp sau: (3)

  • Cắt khối u tại chỗ: Phương pháp can thiệp này được chỉ định cho người bệnh mắc ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm, khi khối u còn khu trú ở lớp niêm mạc. Khối u có thể được cắt bằng một ống nội soi hoặc dụng cụ chuyên biệt qua ngả hậu môn.
  • Phẫu thuật cắt đoạn trực tràng chứa khối u: Được chỉ định khi khối u đã xâm lấn hơn nhưng còn khả năng cắt qua phương tiện chẩn đoán hình ảnh và chưa di căn xa. Phẫu thuật bao gồm loại bỏ phần trực tràng có chứa khối ung thư, mô mỡ bao quanh trực tràng và các hạch bạch huyết. Tiếp theo là nối đại tràng với phần còn lại của trực tràng hoặc ống hậu môn để duy trì khả năng đại tiện.
  • Cắt bỏ trực tràng chứa khối u và đưa đại tràng ra da làm hậu môn nhân tạo: Được chỉ định khi những khối u đã xâm lấn hoặc còn khả năng cắt được nhưng nằm ở vị trí trực tràng thấp, không thể kết nối lưu thông đường tiêu hóa trở lại. Khi đó, sau khi cắt bỏ khối u, đại tràng được đưa ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo. Người bệnh đi đại tiện thông qua vị trí này, trên thành bụng.
  • Mở đại tràng ra da làm hậu môn nhân tạo, không cắt khối u: Chỉ định trong những trường hợp ung thư giai đoạn muộn, khối u đã tiến triển, xâm lấn ra xung quanh, khi đó khối u không còn khả năng cắt được.

2. Hóa trị

Hóa trị là cách điều trị ung thư bằng thuốc, hóa chất. Thuốc hóa trị thường nhắm đến các tế bào ung thư dựa trên đặc tính sinh sản nhanh, thuốc không thể phân biệt giữa tế bào ung thư và những tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Do đó, thuốc có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Hóa trị thường được tiến hành theo đợt, theo sau bằng một khoảng nghỉ để cơ thể có thời gian phục hồi và chuẩn bị cho lần hóa trị kế tiếp. Hóa chất được truyền chậm qua tĩnh mạch, nhờ đó đi khắp các bộ phận của cơ thể người bệnh. Hóa trị có thể được dùng kết hợp với các liệu pháp khác như: liệu pháp miễn dịch, xạ trị…

Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại thuốc, liều lượng, thời gian điều trị và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm: mệt mỏi; buồn nôn và nôn; rụng tóc; tiêu chảy; táo bón; lở miệng; suy giảm hệ miễn dịch; tổn thương thần kinh (gây tê bì tay, chân). Ngoài ra, hóa trị cũng có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như: suy tủy, nhiễm trùng, vấn đề tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

3. Xạ trị

Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia xạ làm các tế bào ung thư tổn thương, không thể sinh sản và chết đi. Xạ trị có thể được chỉ định theo nhiều phương thức khác nhau, phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật và hóa trị. (4)

Xạ trị được chỉ định trước phẫu thuật gọi là xạ trị tân bổ trợ. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị (hóa xạ đồng thời).

xạ trị điều trị ung thư trực tràng hiệu quả
Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư.

4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Cách điều trị bệnh ung thư này sử dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu vào thành phần bên trong hoặc bề mặt tế bào ung thư, gây gián đoạn tín hiệu phân chia tế bào mà protein truyền đi, ức chế và kiểm soát ung thư tiến triển.

Cơ chế hoạt động của liệu pháp nhắm mục tiêu như sau: hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể loại bỏ ung thư, ngăn tế bào ung thư phát triển, ức chế quá trình hình thành mạch, kiểm soát kích thước khối u, cung cấp các chất loại bỏ tế bào ung thư và ngăn quá trình tạo hormone nuôi ung thư.

5. Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp chữa ung thư đầy tiềm năng, sử dụng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Khác với các phương pháp truyền thống như hóa trị và xạ trị, liệu pháp miễn dịch không tấn công trực tiếp tế bào ung thư mà hoạt động bằng cách kích thích hoặc phục hồi khả năng tự nhiên của hệ miễn dịch, nhận diện và loại bỏ tế bào ung thư.

Có 3 cơ chế hoạt động chính của liệu pháp miễn dịch:

  • Vaccine ung thư: Giống như vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, vaccine ung thư “huấn luyện” hệ miễn dịch nhận diện và tấn công các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp tế bào CAR-T: Liệu pháp này lấy tế bào bạch cầu T từ cơ thể người bệnh, chỉnh sửa gen để có thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó truyền ngược trở lại cơ thể.
  • Thuốc ức chế “điểm kiểm soát” miễn dịch: Loại thuốc này hoạt động với cơ chế ngăn chặn các “điểm kiểm soát” trên tế bào miễn dịch và tế bào ung thư, giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Nhìn chung, liệu pháp miễn dịch là một lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn với tiềm năng hiệu quả cao trong điều trị ung thư trực tràng. “Ung thư trực tràng có chữa được không” phụ thuộc vào đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hiểu rõ liệu trình điều trị của bản thân.

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư trực tràng

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư trực tràng như:

  • Giai đoạn ung thư.
  • Độ biệt hóa của ung thư.
  • Sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Các bệnh đi kèm của người bệnh.

Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ khám, tầm soát và điều trị ung thư trực tràng uy tín, chất lượng với:

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu tại các quốc gia có nền y học phát triển.
  • Phối hợp chặt chẽ các chuyên khoa với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Giải phẫu bệnh, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp… giúp người bệnh được thăm khám toàn diện và lựa chọn được phương án điều trị tối ưu nhất.

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi “Ung thư trực tràng có chữa được không?” cũng như các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Mỗi người cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, hạn chế rượu, bia, thuốc lá… để hạn chế nguy cơ mắc ung thư trực tràng.