Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Tiên lượng từng giai đoạn

Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (GLOBOCAN), trong năm 2022, thế giới có khoảng 120.434 ca mới mắc và 73.482 ca tử vong do ung thư vòm họng. Riêng Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 5.613 ca mắc mới, 3.453 ca tử vong do ung thư vòm họng, xếp thứ 9 trong danh sách các loại ung thư thường gặp. Vậy ung thư vòm họng sống được bao lâu? Tiên lượng điều trị cho từng giai đoạn có khả quan không? Bác sĩ CKI Nguyễn Chí Thanh, khoa Ung Bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau.

bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu

Hiểu về cách tính tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư

Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?” là câu hỏi thường gặp nhất khi bác sĩ chẩn đoán xác nhận một người mắc ung thư vòm họng. Để trả lời cho người bệnh, bác sĩ dựa trên những số liệu thống kê và tình trạng của người bệnh để giải thích.

Số liệu thống kê chính là thông số mô tả xu hướng khi đo, đếm, tính toán dựa trên các tiên lượng điều trị ở một nhóm người bệnh cùng mắc bệnh ung thư, số liệu này được gọi chung là tỷ lệ sống. Việc thống kê này dựa trên các yếu tố như:

  • Loại ung thư cụ thể.
  • Giai đoạn tiến triển của ung thư.
  • Độ tuổi của người bệnh.
  • Khoảng thời gian đo lường (1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm,…)

Tùy vào loại ung thư, mức độ nghiêm trọng, tác động đến sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ ước lượng về thời gian sống phù hợp. Sau đó, đo lường và thống kê lại, nhằm tiên lượng điều trị cho người bệnh, những con số mô tả xu hướng tử vong khi mắc bệnh là cao hay thấp, thời gian điều trị để di trì sự sống dài hay ngắn.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

Thời gian sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị của người bệnh. Ngoài ra, tiên lượng điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại bệnh ung thư.
  • Giai đoạn bệnh.
  • Mức độ đáp ứng điều trị.
  • Khả năng phục hồi sau điều trị.

Người bệnh có tiên lượng điều trị xấu nghĩa là khả năng phục hồi thấp, tỷ lệ tử vong cao. Ngược lại, người bệnh có tiên lượng điều trị tốt, nghĩa là có khả năng phục hồi cao, tỷ lệ tử vong thấp.

Tỷ lệ sống có thể đo lường bất kỳ khoảng thời gian dài hay ngắn (1 năm hay 5 năm, 10 năm,…). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường chọn mốc thời gian 5 năm để đo lường tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư. Tỷ lệ sống 5 năm có nghĩa là phần trăm người bệnh còn sống sau 5 năm kể từ thời điểm có chẩn đoán ung thư (không bao gồm những ca tử vong vì nguyên nhân khác không phải do ung thư).

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

Ví dụ: Tỷ lệ sống 5 năm của người bệnh ung thư thanh quản giai đoạn di căn là 34.4%, nghĩa là cứ 100 người được chẩn đoán ung thư thanh quản giai đoạn di căn thì sau 5 năm sẽ còn khoảng 34 người bệnh vẫn còn sống.

Các bác sĩ thường sử dụng tỷ lệ sống 5 năm để đánh giá và so sánh các lựa chọn điều trị. Họ coi tỷ lệ sống là một dấu hiệu tốt cho những điều sau:

banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
khám ung thư miễn phí
  • Ung thư có đáp ứng với điều trị hay không.
  • Liệu việc điều trị có thành công kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân hay không.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm thường được sử dụng làm thước đo hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư và tiên lượng chung cho người mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm dựa trên dữ liệu trong quá khứ và có thể không phản ánh những tiến bộ gần đây nhất trong điều trị ung thư, nên nó không hoàn toàn chính xác.

Tỷ lệ này được chia làm 2 loại:

  • Tỷ lệ sống sót chung: bao gồm tất cả những người được chẩn đoán mắc một loại ung thư cụ thể, bất kể họ đang ở giai đoạn chẩn đoán hoặc điều trị nào.
  • Tỷ lệ sống sót tương đối: so sánh khả năng sống sót của 1 người mắc bệnh ung thư cụ thể, chẳng hạn như ung thư vòm họng với khả năng sống sót của những người trong dân số nói chung cùng độ tuổi, giới tính và không mắc bệnh.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể rất khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiện có. Ví dụ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư vú là trên 90%, trong khi tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy là dưới 10%.

tiên lượng bệnh ung thư vòm họng
Người bệnh ung thư vòm họng từng giai đoạn tại chỗ (đầu) khối u khu trú trong vòm họng.

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Bệnh ung thư vòm sống bao lâu được tính bằng tỷ lệ sống sót sau 5 năm ung thư và phụ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Theo thống kê được chương trình SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results: Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ) công báo sau khi nghiên cứu thu thập kết quả từ các dữ liệu về ung thư, ung thư vòm họng được chia làm 3 thời kỳ với thời gian sống mỗi thời kỳ khác nhau:

  • Thời kỳ tại chỗ: Tế bào ung thư phát triển khu trú tại vòm họng.
  • Thời kỳ tại vùng: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn các cơ quan lân cận trong cấu trúc vòm họng hoặc di căn hạch bạch huyết.
  • Thời kỳ di căn xa: Tế bào ung thư bắt đầu di căn xa đến các hạch không phải hạch vùng hoặc tấn công các cơ quan xa như gan, phổi,…

Theo thống kê được công bố từ SEER 2013 – 2019, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư vòm họng được đánh giá như sau: (1)

Thời kỳ (Giai đoạn)Tỷ lệ sống sau 5 năm
Ung thư vòm họng tại chỗ82%
Ung thư vòm họng tiến triển tại chỗ – tại vùng72%
Ung thư vòm họng di căn49%

Tuy nhiên, tiên lượng sống của người bệnh ung thư vòm họng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tinh thần, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị,…

Có thể thấy, ung thư vòm họng sống được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Thời gian sống sót cụ thể cũng không được tiên lượng một cách chính xác mà chỉ được ước lượng bằng tỷ lệ sống sót sau 5 năm ung thư. Ở mỗi trường hợp khác nhau, tỷ lệ này cũng có nhiều thay đổi. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư vòm họng ở người có hệ miễn dịch tốt tỷ lệ sống có thể cao đến 82% hoặc ngược lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vòm họng

Tỷ lệ sống sót chỉ là ước tính chung và không thể dự đoán chính xác người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu. Bên cạnh đó, những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sống sót như: (2)

1. Thời điểm phát hiện bệnh

Nếu ung thư vòm họng được phát hiện sớm, khi bệnh vẫn đang ở giai đoạn khởi phát, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên đến 82%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi giai đoạn bệnh càng muộn. Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối tỷ lệ sống chỉ còn 15% và khả năng điều trị khỏi bệnh gần như không có.

2. Mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh

Người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà mức độ đáp ứng sẽ khác nhau, người có thể trạng tốt có mức độ đáp ứng điều trị tốt hơn và có tỷ lệ sống sót cao hơn. Ngoài ra, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh ung thư vòm họng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Vị trí khối u.
  • Giai đoạn bệnh.
  • Tuổi tác.
  • Lối sống, sinh hoạt.
  • Các bệnh khác đang mắc cùng lúc với ung thư vòm họng.
  • Thể trạng, sức khỏe khi bắt đầu điều trị.
  • Phương pháp điều trị: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp điều trị trúng đích,…

3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một phần thiết yếu của sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe người bệnh ung thư vòm họng nói riêng và người bệnh ung thư nói chung. Chế độ dinh dưỡng giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Với người bệnh ung thư vòm họng, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn và đầy đủ dưỡng chất. Vì thực phẩm khi nạp vào cơ thể phải đi qua khu vực có các khối u ung thư nơi vòm họng, nên cho người bệnh dùng các thực phẩm như:

  • Các loại thức ăn mềm như cháo, súp, thức ăn được xay nhuyễn, cắt nhỏ. Thức ăn khi dùng cũng không được quá nóng, quá lạnh, không ăn quá mặn,… Điều này giúp người bệnh dễ nuốt hơn khi ăn, giảm tình trạng sưng tấy, đau đớn do thức ăn va chạm vào vết thương gây ung ở vòm họng.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 6 – 8 bữa/ngày, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ để giảm ma sát khi nuốt thức ăn, giảm áp lực lên vùng họng bị ung thư.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ăn bất kể thời gian nào trong ngày nếu người bệnh cảm thấy đói.
  • Ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng 45 độ trong khi ăn và sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
  • Tăng cường đề kháng bằng cách bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga vì sẽ làm nặng hơn tình trạng sưng đau và trầm trọng thêm các tổn thương của ung thư vòm họng.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm người bệnh yêu thích.
  • Đảm bảo đủ dưỡng chất trong mỗi bữa ăn.

4. Tuổi tác

Tuổi tác càng cao thể trạng càng suy yếu, khiến tế bào dễ bị tổn thương và khó sửa chữa hơn. Hơn nữa, người cao tuổi còn mắc nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…. khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. Tuổi tác càng cao khi mắc ung thư vòm họng, các yếu tố nguy cơ khác cũng tăng cao, khả năng đáp ứng điều trị giảm. Điều này khiến việc kiểm soát ung thư và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

5. Sức khỏe thể trạng bệnh nhân

Thể trạng người bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ đáp ứng điều trị ung thư vòm họng. Thể trạng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Thể trạng khỏe mạnh giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị ung thư.

Đối với người thể trạng yếu hoặc người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… tình trạng tổn thương ở vòm họng khi bị bệnh sẽ tiến triển nặng nhanh hơn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị ung thư vòm họng, người bệnh nên bỏ thuốc, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, để cơ thể có đề kháng tốt hơn và hạn chế làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương vòm họng.

chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư vòm họng
Chăm sóc sức khỏe người bệnh ung thư vòm họng tại khoa Ung Bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

6. Sức khỏe tâm lý của bệnh nhân

Khi điều trị ung thư, tâm lý người bệnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc điều trị. Đa phần người bệnh ung thư rất dễ bị trầm cảm, suy sụp, thậm chí tuyệt vọng. Do đó, sự động viên tinh thần đến từ người thân và bạn bè xung quanh sẽ giúp họ thêm lạc quan, thoải mái tinh thần hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Người bệnh ung thư vòm họng thường gặp phải các ảnh hưởng trước điều trị (do căn bệnh gây ra), trong quá trình điều trị (do tác dụng phụ tức thì) và sau khi ngừng điều trị (do tác dụng phụ kéo dài). Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt để vượt qua thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục. Một số thực phẩm có thể hữu ích cho người bệnh ung thư vòm họng, bao gồm:.

  • Tinh bột: các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai tây, cơm, mì, bún,… là cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
  • Protein: có nhiều trong cá và các loại hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại đậu, các loại hạt,…
  • Chất béo: bổ sung đầy đủ chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và dầu ăn. Tất cả các loại thịt là nguồn chất béo bão hòa phong phú. Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,…). Ngoài ra còn những loại dầu tốt sức khỏe người bệnh như: dầu cá, dầu đậu nành, dầu mè,… Không nên sử dụng thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Trái cây và rau củ: cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… giúp nâng cao sức khỏe.
  • Sữa và những loại thực phẩm từ sữa đều rất mềm và có mùi vị thơm ngon, dễ chịu, dễ tiêu hóa và kích thích vị giác. Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa rất cao, bao gồm: protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, nioxin, phốt pho, kali và magie có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt đối với người bệnh ung thư.
  • Nước: bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, người bệnh ung thư vòm họng cần bổ sung thêm 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nước trái cây nguyên chất, sinh tố,…

Khám tầm soát ung thư vòm họng

Khám sàng lọc ung thư vòm họng có thể giúp phát hiện và điều trị ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Việc tầm soát ung thư vòm họng là thực hiện một xét nghiệm ung thư ở những người không có triệu chứng nào hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh. Các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng bao gồm:

  • Khám lâm sàng để phát hiện sớm các bất thường trong khoang miệng, lưỡi, cổ,…
  • Xét nghiệm máu: HBV-p16, EBV-DNA, tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan thận,…
  • Nội tai mũi họng.
  • Sinh thiết tế bào khối u nếu bác sĩ phát hiện khối u bất thường, nghi ngờ ung thư.
  • Chọc hút kim nhỏ (FNA – Fine Needle Aspiration): thường dùng để đánh giá tình trạng di căn.
  • Chẩn đoán hình ảnh:
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan).
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
    • Xạ hình xương.
    • Chụp PET/CT (Positron Emission Tomography and Computed Tomography).
chẩn đoán tiên lượng bệnh ung thư vòm họng hiệu quả
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tầm soát ung thư vòm họng tại khoa Ung Bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Việc khám tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư khu vực vòm họng và có phương án điều trị phù hợp. Điều trị càng sớm ung thư vòm họng có tiên lượng khả quan, khả năng phục hồi cao, tỷ lệ sống sót sau 5 năm cũng cao hơn. Bất kỳ loại ung thư nào, tầm soát và phát hiện sớm tạo điều kiện tốt cho điều trị và phục hồi.

Khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại, cung cấp các dịch vụ khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về ung thư trong đó có ung thư vòm họng. Đội ngũ bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu các vấn đề về ung thư vòm họng sẽ giúp bạn tiên lượng tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp ung thư vòm họng cụ thể.

Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về ung thư vòm họng, cũng như giải đáp các thắc mắc về bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và tỷ lệ sống sót cao hơn, cũng như khả năng hồi phục sau điều trị bệnh nhân sẽ tốt hơn.