Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ

1. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa non

Dưới ảnh hưởng của hormone prolactin và oxytocin, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa để nuôi bé. Sữa ban đầu được sản xuất được gọi là sữa non. Sữa non có nhiều IgA miễn dịch, tốt cho đường tiêu hóa. Điều này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi hệ thống miễn dịch của chính trẻ hoàn thiện. Sữa non cũng tạo ra một tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp bé nhanh đi phân su và giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bilirubin (một yếu tố góp phần trong bệnh vàng da).

Sữa non là một trong những thành phần quan trọng nhất trong sữa mẹ. Nó thường được gọi là vàng lỏng. Loại sữa mẹ được sản xuất trong giai đoạn sau của thai kỳ sẽ đặc hơn, màu vàng nhạt. Sữa non chứa đầy chất dinh dưỡng và kháng thể để cung cấp cho bé chính xác những gì trẻ cần trong những ngày đầu đời. Sau ba ngày hoặc lâu hơn, cơ thể tự nhiên bắt đầu tạo ra sữa trưởng thành.

Trung bình sữa mẹ chứa: 1,1 % protein; 4,2 % chất béo và 7% carbohydrate; bổ sung 72 calo năng lượng trên 100 gram.

Thành phần và các chất dinh dưỡng sữa của mẹ cung cấp cho bé

1. Protein

Sữa mẹ chứa hai loại protein: whey và casein. Trong đó, khoảng 60% là whey, 40% là casein. Sự cân bằng của các protein cho phép trẻ tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng. Sữa nhân tạo, còn được gọi là sữa công thức, có tỷ lệ casein lớn hơn. Do đó, bé sẽ khó tiêu hơn. Khoảng 60 – 80% protein trong sữa mẹ là whey protein. Những protein này có đặc tính chống nhiễm trùng rất tốt. Dưới đây là các protein cụ thể được tìm thấy trong sữa mẹ và lợi ích của chúng.

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc sắt trong đường tiêu hóa. Do đó, nó giúp ức chế một số sinh vật. Chẳng hạn như coliforms và nấm men, là những sinh vật cần sắt.

IgA cũng có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi virus và vi khuẩn. Nó cũng bảo vệ chống lại vi khuẩn E. coli và nguy cơ dị ứng. Các loại globulin miễn dịch khác có trong sữa mẹ, bao gồm IgG và IgM, cũng giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Ăn cá có thể giúp tăng lượng protein trong sữa mẹ.

Đây là một loại enzyme bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại E. coli và Salmonella. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, Lysozyme còn có chức năng chống viêm.

Yếu tố này hỗ trợ sự phát triển của lactobacillus. Lactobacillus là một loại vi khuẩn có lợi, bảo vệ em bé chống lại vi khuẩn có hại bằng cách tạo ra môi trường axit khiến các vi khuẩn khác không thể tồn tại.

2. Chất béo

Sữa mẹ cũng chứa các chất béo rất cần thiết cho sức khỏe của bé. Chất béo đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não, hấp thụ các vitamin tan trong chất béo và là nguồn calo chính. Các axit béo chuỗi dài rất cần cho sự phát triển của não, võng mạc và hệ thần kinh. Chúng được tích lũy ở não trong ba tháng cuối của thai kỳ và cũng được tìm thấy trong sữa mẹ.

3. Vitamin

Số lượng và loại vitamin trong sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến lượng vitamin của mẹ. Đây là lý do tại sao các bà mẹ cần có đủ dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E và K. Tất cả đều quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Các vitamin tan trong nước như vitamin C, riboflavin, niacin và axit pantothenic cũng rất cần thiết.

  • Vậy liệu trẻ bú sữa mẹ có cần uống vitamin không?

Hàm lượng vitamin D có ít trong sữa mẹ, đặc biệt đối với những bà mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ sơ sinh bú sữa của mẹ nên được bổ sung vitamin D dạng lỏng để tránh thiếu vitamin D. Những chất bổ sung này thường chứa một lượng lớn vitamin tan trong nước và tan trong chất béo, đáp ứng các nhu cầu hằng ngày được yêu cầu dành cho bé.

Vitamin K thường được cung cấp cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Sự thiếu hụt các vitamin khác (trừ vitamin D) là rất hiếm, đặc biệt nếu các bà mẹ được chăm sóc đầy đủ. Bởi vì các vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ thay đổi tùy theo chế độ ăn uống và lưu trữ cơ thể của mẹ. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng mẹ nên tiếp tục dùng vitamin tổng hợp trong thời kỳ cho con bú.

4. Carbohydrate

Lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ. Nó chiếm khoảng 40% tổng lượng calo được cung cấp bởi sữa của mẹ. Lactose giúp giảm một lượng lớn vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Ngoài ra, nó giúp cải thiện sự hấp thụ canxi, phốt-pho và magiê. Lactose giúp chống lại bệnh tật và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn khỏe mạnh trong dạ dày.

2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có sự kết hợp hoàn hảo của protein, chất béo, vitamin và carbohydrate. Bạch cầu là những tế bào sống chỉ có trong sữa mẹ giúp chống nhiễm trùng. Các kháng thể, tế bào sống, enzyme và hormone làm cho sữa mẹ trở nên lý tưởng. Chúng không thể có trong sữa công thức. Những người không thể cho con bú có thể xin sữa từ ngân hàng sữa hoặc các mẹ khác.

Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đối với em bé, những lợi ích này gồm:

Giảm nhiễm trùng

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít bị nhiễm trùng hơn. Ví dụ như nhiễm trùng ở tai, hô hấp và nhiễm trùng ruột. Trẻ cũng ít bị cảm lạnh hơn so với các trẻ không bú sữa mẹ.

Miễn dịch tốt hơn, chống lại virus và vi khuẩn

Sữa mẹ có chứa immunoglobulins, kháng thể từ người mẹ. Những protein này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ có thể tự vệ trước các tác động của môi trường.

Giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ mắc SIDS thấp hơn, cả trong tháng đầu tiên và năm đầu tiên của cuộc đời.

Giúp trẻ có cân nặng khỏe mạnh

Trẻ bú sữa mẹ có thể có tỉ lệ béo phì thấp hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em đối với cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thay đổi

Trẻ em đòi hỏi mức độ dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong năm đầu đời. Nguồn sữa mẹ sẽ thay đổi một cách tự nhiên để cung cấp phù hợp với nhu cầu của bé.

Các bà mẹ cũng có được một số lợi ích từ việc cho con bú. Những lợi ích này bao gồm:

Giảm cân nhanh hơn sau khi mang thai

Những người nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể giảm cân sau sinh nhiều hơn so với người không cho con bú.

Cải thiện phục hồi

Nuôi con bằng sữa mẹ giải phóng lượng oxytocin cao hơn. Hormone này có thể giúp cải thiện các cơn co tử cung. Điều đó cũng sẽ giúp tử cung nhanh chóng trở lại kích thước ban đầu.

Giảm nguy cơ trầm cảm

Các bà mẹ cũng có thể giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh bằng cách cho con bú.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Người mẹ dành thời gian cho con bú càng lâu, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng càng thấp.

Tỉ lệ mắc các bệnh lý khác cũng giảm

Nghiên cứu cho thấy những người cho con bú từ một đến hai năm đầu có nguy cơ mắc một số bệnh thấp hơn từ 10% đến 50% trong cuộc đời. Chúng bao gồm tiểu đường loại 2, bệnh tim, cholesterol cao và triglyceride, viêm khớp và huyết áp cao.

3. Các yếu tố tác động việc sản xuất sữa mẹ

Thực tế, việc mẹ không có khả năng sản xuất đủ sữa là rất hiếm. Các nghiên cứu cho thấy: Các bà mẹ ở những vùng suy dinh dưỡng vẫn sản xuất một lượng sữa có chất lượng tương đương với các bà mẹ ở những nước phát triển.

Có nhiều lý do khiến mẹ có thể không sản xuất đủ sữa. Một số lý do phổ biến nhất là:

  • Cho trẻ bú không đúng cách (tức là em bé không biết cách ngậm bú hiệu quả).
  • Không cho con bú hoặc vắt không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.
  • Sử dụng một số loại thuốc (bao gồm cả biện pháp tránh thai nội tiết tố chứa estrogen).
  • Mắc một số bệnh lý.
  • Mất nước.
  • Một lý do hiếm gặp hơn là hội chứng Sheehan, còn được gọi là suy tuyến yên sau sinh, có liên quan đến thiếu hụt prolactin và có thể cần phải cung cấp hormone.

Gia tăng sữa mẹ bằng các phương pháp vật lý, trị liệu

Lượng sữa được sản xuất phụ thuộc vào tần suất người mẹ cho con bú hoặc vắt. Nghĩa là mẹ càng cho con bú hoặc vắt càng nhiều thì sữa càng được sản xuất nhiều. Lượng sữa được tiết ra nhiều hơn khi nghe âm thanh thư giãn trong lúc cho con bú, cùng với việc làm ấm và mát xa vú trước và trong khi cho con bú. Lượng sữa cũng tăng nếu mẹ vắt sữa sớm hơn, ngay cả khi trẻ không bú. Việc vắt sữa sẽ hiệu quả hơn khi dùng máy bơm điện vì tất cả các ống dẫn sữa đều được kích thích.

Có thể sử dụng các chất gia tăng tiết sữa như galactagogues. Tuy nhiên, điều này có thể tồn tại nguy cơ rủi ro. Các phương pháp vật lý để gia tăng sữa mẹ nên được thử trước. Chẳng hạn như bơm sữa mẹ thường xuyên, làm ấm hoặc mát xa vú, cũng như bắt đầu bơm sữa sớm hơn sau khi trẻ sinh ra nếu trẻ chưa thể bú.

Rượu và caffein có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Hầu hết các bà mẹ có thể uống rượu ở mức độ vừa phải trong khi cho con bú. Tuy nhiên, cần phải tính toán thời gian cồn được đào thải ra khỏi cơ thể trước khi cho bé bú trở lại.

Tiêu thụ caffeine bởi các bà mẹ cho con bú không gây hại đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh khi được 3 tháng tuổi. Trong nghiên cứu, trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi không thể chuyển hóa caffeine khi mẹ uống khoảng ba tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy một số trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm với caffeine. Trẻ có thể tăng sự khó chịu và rối loạn giấc ngủ khi tiếp xúc với caffeine từ sữa mẹ. Do đó, các bà mẹ nên uống cà phê điều độ và uống nhiều nước trong cả ngày để giữ nước và tránh quá liều caffeine.

4. Các cách nuôi con bằng sữa mẹ

Cho bé bú trực tiếp là cách phổ biến nhất để lấy sữa. Tuy nhiên, sữa có thể được vắt hoặc bơm ra. Sau đó, bé được cho bú bằng bình, uống bằng cốc, thìa hoặc dùng hệ thống nhỏ giọt, ống thông mũi. Ở những trẻ sinh non không có khả năng bú trong những ngày đầu, việc sử dụng cốc cho ăn sữa và thêm các chất bổ sung khác vào cho thấy thời gian và lượng cho bú tốt hơn so với bình sữa và ống. Trẻ có thể được nuôi bằng sữa từ những bà mẹ khác, thông qua sữa quyên góp (thường là từ ngân hàng sữa hoặc các mẹ tự cho) hoặc được người mẹ khác cho bú trực tiếp.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Việc ăn dặm được thêm dần khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Nên cho bé bú bổ sung cho đến khi ít nhất hai tuổi và sau đó nếu có thể.

5. Cách lưu trữ và sử dụng sữa mẹ

Nhiều bà mẹ dùng cách vắt sữa khi bắt đầu trở lại làm việc hoặc để cho bé bú vào ban đêm. Mẹ có thể sử dụng sữa rã đông để cho trẻ ăn khi không thể cho bé bú trực tiếp.

Sữa vắt ra có sự thay đổi màu sắc, độ đặc và mùi hương tùy theo chế độ ăn của mẹ. Điều này hoàn toàn bình thường. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng sữa được lưu trữ sẽ tách thành các lớp và tầng kem sữa thường nổi lên trên. Trước khi cho bé ăn sữa dự trữ, hãy nhẹ nhàng xoay bình sữa đã được làm ấm để trộn lại các lớp, nhưng đừng lắc bình.

Một lượng nhỏ sữa mẹ được làm mát có thể được thêm vào sữa đã nguội. Nhưng tránh thêm sữa ấm vào sữa nguội. Khi bạn bảo quản sữa trong tủ đông, hãy chừa chỗ trong túi bảo quản vì chất lỏng sẽ nở ra khi đông lạnh. Đừng quên ghi ngày tháng vào túi. Mẹ nên sử dụng sữa đã trữ lâu nhất trước.

Thời gian lưu trữ sữa mẹ tùy vào nhiệt độ lưu trữ:

  • Ở nhiệt độ phòng: 4 – 6 giờ (20 – 25°C).
  • Trong tủ lạnh với túi đá đông lạnh trong 24 giờ (15°C).
  • Trong tủ lạnh: từ 3 đến 6 ngày (4°C hoặc thấp hơn).
  • Ở tủ đông: từ 6 đến 12 tháng (–17 đến –15°C).

Lưu trữ sữa mẹ theo cách này không làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh trong sữa. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ có thể bị thay đổi.

Các hệ thống bình sữa được sử dụng để dự trữ sữa mẹ vắt ra có thể làm giảm nồng độ vitamin C xuống dưới 40% (lượng khuyến cáo hàng ngày cho trẻ sơ sinh). Các nghiên cứu được công bố chỉ ra rằng thời gian lưu trữ nên được giới hạn trong 48 giờ. Điều này giúp duy trì được hoạt động chống oxy hóa của sữa mẹ. Sữa mẹ đông lạnh dẫn đến giảm chất chống oxy hóa nhiều hơn so với chỉ làm lạnh.

Sau 3 tháng từ khi đông lạnh, có sự suy giảm đáng kể nồng độ chất béo và năng lượng. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sữa mẹ đông lạnh trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, bạn có thể thêm sữa của mẹ đông lạnh vào sinh tố hoặc xay nhuyễn.

Cách để làm nóng sữa mẹ được dự trữ

Không nên dùng lò vi sóng để hâm sữa mẹ. Điều này có thể làm thay đổi thành phần của sữa và có thể gây bỏng nặng cho miệng bé. Sữa tan đá vẫn đảm bảo an toàn khi để trong tủ lạnh trong 24 giờ. Không nên làm ấm sữa ngay sau khi vừa tan đá.

Nếu bạn cần làm tan sữa nhanh hơn, hãy đặt dưới dòng nước ấm hoặc để trong hộp kín hoặc chai vào một bát nước ấm trong khoảng 20 phút cho đến khi đạt đến nhiệt độ cơ thể. Để làm ấm sữa đã lưu trữ trong tủ lạnh, có thể để ở nhiệt độ phòng trong 3 – 6 giờ hoặc đặt trong một bát nước ấm.

Việc lựa chọn cho con uống sữa mẹ là quyết định của mỗi người. Không phải ai cũng có thể hoặc muốn cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách để cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho bé trong những tháng quan trọng đầu tiên của cuộc đời. Nếu không thể, cần phải tăng cường thêm dinh dưỡng để bé đảm bảo sức khỏe. Để giúp bạn có thể đảm bảo việc nuôi con, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và cung cấp đủ nước. Điều này sẽ giữ cho nguồn sữa của bạn luôn dồi dào và đủ năng lượng để có thể duy trì việc cho con bú.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *