Ung thư có lây không? Bệnh có thể lây qua đường nào?

Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC), ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020. Phổ biến có ung thư vú, phổi, đại tràng, tuyến tiền liệt… Vậy ung thư có lây không? Ung thư lây qua đường nào? Bài viết dưới đây của thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Tiến Sỹ, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

ung thư có lây không

Bệnh ung thư có lây không?

Bệnh ung thư không lây nhiễm do các tế bào ung thư từ người bị ung thư không thể sống trong cơ thể người khỏe mạnh khác. Hệ miễn dịch sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào lạ, bao gồm cả tế bào ung thư từ người khác. (1)

Ung thư không thể lây theo bất kỳ cách nào sau đây:

  • Hôn hoặc trao đổi nước bọt, ví dụ như dùng chung đồ dùng hoặc bàn chải đánh răng
  • Quan hệ tình dục
  • Tiếp xúc với máu của người bị ung thư
  • Chạm vào da của người bị ung thư da
  • Dùng chung bồn vệ sinh với người bị ung thư
  • Hít thở chung bầu không khí với người bị ung thư

1. Ung thư có thể lây qua đường ăn uống không?

Ung thư không thể lây qua đường ăn uống.

Xem thêm: Bệnh ung thư có lây qua đường ăn uống không? Bác sĩ giải đáp.

2. Ung thư có thể lây qua đường máu không?

Ung thư không thể lây qua đường máu.

3. Ung thư có lây qua đường hô hấp không?

Ung thư không thể lây qua đường hô hấp.

Ung thư lây qua đường nào?

Ung thư lây qua đường ghép tạng, đây là trường hợp duy nhất mà ung thư có thể lây từ người này sang người khác. Người nhận cơ quan hoặc mô từ người hiến tặng đã bị ung thư trước đó có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến ghép tạng trong tương lai.

Tuy nhiên, theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute – NCI), nguy cơ này rất thấp, chỉ khoảng 2 trường hợp phát triển ung thư trên tổng số 10.000 ca cấy ghép nội tạng. Các bác sĩ cũng tránh sử dụng các cơ quan hoặc mô từ những người hiến tặng có tiền sử ung thư. (2)

ung thư lây qua đường ghép nội tạng
Trường hợp duy nhất mà ung thư có thể lây từ người này sang người khác là ghép tạng.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư

Có một số nguy cơ gây ung thư gây nhầm lẫn trong vấn đề ung thư có lây nhiễm không, cụ thể:

1. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ ung thư

Mặc dù bản thân ung thư không lây nhiễm nhưng một số virus, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể là nguyên nhân phát triển của một số loại ung thư.

khám ung thư miễn phí

2. Ung thư do di truyền

Mặc dù ung thư có tỉ lệ xảy ra cao hơn ở một số gia đình nhưng không đồng nghĩa với việc các thành viên trong gia đình đã lây ung thư cho nhau. Nguyên nhân thực sự đến từ:

  • Các thành viên trong gia đình có mang gen đột biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến di truyền.
    • Các thành viên trong cùng một gia đình thường có lối sống, chế độ ăn, cách sinh hoạt giống nhau hoặc cùng tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.
  • Lây ung thư trong quá trình cấy ghép nội tạng
    • Trong số rất ít trường hợp, các tế bào ung thư trong cơ quan của người hiến tạng phát triển thành ung thư ở người nhận. Những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra do hệ thống miễn dịch của con người có khả năng phát hiện ra các tế bào không phải của cơ thể và phá hủy chúng. Tuy nhiên, những người ghép tạng phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch nhằm làm suy yếu hệ thống miễn dịch, để cơ thể không tấn công và phá hủy cơ quan cấy ghép. Những người hiến tạng nên sàng lọc ung thư để giảm nguy cơ này.
  • Ung thư khi mang thai
    • Phụ nữ bị ung thư khi mang thai hiếm khi ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, có một số tình huống hy hữu, các tế bào ung thư có thể lây lan từ mẹ sang nhau thai, nhưng hầu hết các tế bào ung thư không thể ảnh hưởng đến thai nhi.
    • Những yếu tố trên đã phần nào trả lời cho câu hỏi ung thư có lây nhiễm không, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không nên tránh xa người thân bị ung thư. Việc xa lánh làm người bị ung thư cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Ung thư không lây nhiễm, đừng ngại tiếp cận với người bị ung thư bởi họ cần được thăm hỏi và chăm sóc.
sàng lọc nguy cơ ung thư
Thường xuyên sàng lọc ung thư để tăng cơ hội phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

Cách phòng ngừa ung thư

Bên cạnh vấn đề “ung thư có lây không?”, bạn cũng cần quan tâm đến lối sống và thói quen ăn uống để ngừa ung thư, cụ thể: (3)

1. Không sử dụng thuốc lá

Thói quen hút thuốc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư: ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận. Ngay cả khi hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư này.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh không thể đảm bảo ngăn ngừa ung thư hoàn toàn nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:

  • Ăn bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu, hạn chế đường tinh luyện và chất béo có nguồn gốc động vật.
  • Uống rượu, bia ở mức độ vừa phải bởi thức uống này làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như: ung thư thực quản, bàng quang, phổi và gan.
  • Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn như: xúc xích, thịt muối, hun khói, làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư đường tiêu hoá.
  • Ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm: dầu ô liu nguyên chất và các loại ngũ cốc nguyên hạt… giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Chế độ ăn này chủ yếu bao gồm các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt. Những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải chọn chất béo lành mạnh, dùng dầu ô liu thay vì bơ, cá thay vì thịt đỏ, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.

3. Duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể lực

Cân nặng hợp lý kết hợp hoạt động thể lực thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và các bệnh lý mãn tính khác.

4. Bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời

Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Tránh ánh nắng mặt trời lúc giữa trưa, từ 10 giờ sáng – 4 giờ chiều, lúc này tia nắng mặt trời ở ngưỡng nguy hiểm cho da.
  • Thoa kem chống nắng phổ rộng ngay cả trong những ngày nhiều mây. Thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.

5. Tiêm vaccin

Tiêm vaccin chống lại một số virus, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây ung thư, cụ thể:

  • Virus viêm gan B, C có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Người trưởng thành có nguy cơ cao bị viêm gan B, C khi quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua đường máu và đường từ mẹ sang con.
  • Papillomavirus (HPV) là loại virus lây truyền qua đường tình dục, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, các bệnh ung thư bộ phận sinh dục cũng như ung thư tế bào vảy ở đầu và cổ. Vaccin ngừa HPV được khuyến cáo cho bé gái và bé trai từ 11-12 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã phê duyệt việc sử dụng vaccin Gardasil 9 cho nam và nữ từ 9-45 tuổi.

6. Tránh các hành vi làm tăng nguy cơ ung thư

  • Những người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn như: Sarcoma Kaposi, ung thư cổ tử cung, Lymphoma không Hodgkin. Virus HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, dương vật, âm hộ, âm đạo và ung thư hầu miệng.
  • Tiêm chích bằng kim tiêm dùng chung có nguy cơ mắc HIV, viêm gan B và viêm gan C.

7. Khám sức khỏe định kỳ

Thường xuyên sàng lọc ung thư, chẳng hạn như: ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư phổi… để tăng cơ hội phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Từ đó tăng khả năng điều trị khỏi.

Bên cạnh việc ung thư có lây không, mỗi người cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Nhờ đó phát hiện sớm các vấn đề của cơ thể và điều trị sớm.

Xem thêm: 12 cách phòng tránh ung thư phổ biến dễ thực hiện, bạn nên biết.

ung thư không lây lan qua đường tiếp xúc
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không nên xa lánh người thân bị ung thư.

Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được định hướng phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, áp dụng mô hình điều trị cá thể hóa và đa mô thức trong điều trị ung thư.

Khoa Ung bướu đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế về điều trị toàn diện kết hợp dịch vụ điều trị, chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp. Khoa trở thành một trong những trung tâm chữa trị ung thư hàng đầu ở TP.HCM và các khu vực lân cận, nhờ đó giảm bớt áp lực điều trị cho các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố.

Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sở hữu máy móc, thiết bị tối tân, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ và chăm sóc chu đáo cho từng bệnh nhân. Khoa ung bướu luôn cập nhật kịp thời các phác đồ điều trị tương đương theo tiêu chuẩn thế giới, nhờ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong nước và bệnh nhân trở về từ các trung tâm y tế nước ngoài.

Khoa Ung bướu có những chức năng và nhiệm vụ sau:

  • Hướng dẫn, tư vấn tầm soát để phát hiện và điều trị sớm ung thư ác tính trong cộng đồng.
  • Tối ưu các dịch vụ khám chữa bệnh với dịch vụ hợp lý, đa dạng, đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.
  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh ung bướu (lành tính cũng như ác tính).
  • Tổ chức tiếp nhận, khám, cấp cứu, sàng lọc, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân ung thư từ các địa chỉ y tế trong và ngoài nước chuyển đến.
  • Phối hợp với các khoa khác (Ngoại, Chẩn đoán hình ảnh, Sản…), các chuyên khoa khác (Xạ trị, Phẫu trị…) để lập kế hoạch điều trị đa mô thức, toàn diện cho bệnh nhân ung thư; cập nhật cũng như ứng dụng các tiến bộ sinh học phân tử nhằm xây dựng chiến lược cá thể hóa trong điều trị; từ đó cải thiện và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
  • Điều trị và chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, những trường hợp đã vượt quá khả năng điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa chất.
  • Sử dụng thuốc trúng đích, thực hiện tiêm truyền hóa chất, thuốc miễn dịch để điều trị bệnh ung thư.
  • Tham gia nhiều nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng những tiến bộ khoa học nhằm phục vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong phòng, chống ung thư.

Trong tương lai, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hướng đến mục tiêu:

  • Xây dựng và hoàn thiện quy trình điều trị.
  • Hoàn thiện hệ thống hỗ trợ thông tin cho bệnh nhân.
  • Từng bước triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng, hợp lý để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
  • Cập nhật, học hỏi và ứng dụng các kiến thức, thông tin mới.
  • Không ngừng đào tạo cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với nhu cầu ngày một tăng, luôn tạo được lòng tin và duy trì sự hài lòng của bệnh nhân.

Bài viết đã giải đáp chi tiết vấn đề ung thư có lây không, trường hợp duy nhất mà ung thư có thể lây từ người này sang người khác là cấy ghép nội tạng hoặc mô. Vì vậy, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không nên tránh xa người thân bị ung thư. Tuy không lây nhiễm nhưng ung thư vẫn là căn bệnh nguy hiểm, bạn nên phòng ngừa bằng cách tầm soát thường xuyên, ăn uống lành mạnh kết hợp với sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.