Ung thư da có lây không? Bệnh có thể lây qua đường nào?

Ung thư da không quá phổ biến tại Việt Nam, bệnh gần như không gây tử vong nếu được điều trị sớm. Vậy bệnh ung thư da có lây không và bằng con đường nào? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của bác sĩ Phạm Thanh Huyền, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

ung thư da có lây không

Ung thư da có lây không?

Nếu bạn thắc mắc “ung thư da có lây không?”, câu trả lời là “không”. Bệnh ung thư gần như không thể lây từ người sang người. Trong y văn chỉ ghi nhận một số rất ít trường hợp người bệnh mắc ung thư do ghép tạng của hiến mắc từng mắc ung thư. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ không còn dùng tạng của người mắc ung thư trong phẫu thuật ghép tạng. Da cũng không phải cơ quan cần được cấy ghép để duy trì sự sống như phổi hay thận. Thế nên có thể nói, ung thư da hoàn toàn không thể lây.

Ung thư da là tình trạng các tế bào da sản sinh và phát triển bất thường, có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị. Có 3 dạng ung thư da chính bao gồm: (1)

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma), chiếm khoảng 80% số ca mắc ung thư da.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma).
  • Ung thư hắc tố da (melanoma).

Ngoài ra, còn một số dạng ung thư da khác ít phổ biến như sarcoma Kaposi hay ung thư biểu mô tế bào Merkel.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb
mô phỏng các loại ung thư da phổ biến
Tổn thương của ba dạng ung thư da phổ biến nhất.

Mỗi năm, tại Hoa Kỳ có khoảng 2 triệu ca mắc mới ung thư biểu mô tế bào đáy (chưa tính các dạng khác), nguyên nhân có số ca mắc “khổng lồ” này chủ yếu do màu da sáng và thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Dù vậy, ung thư da hoàn toàn không thể lây dù người bệnh có chạm, tiếp xúc trực tiếp với người khác. (2)

Không chỉ riêng ung thư da, các bệnh ung thư gần như không thể lây từ người sang người. Có rất ít trường hợp ghi nhận người bệnh ung thư do ghép tạng của người từng mắc ung thư. Tuy nhiên, da không phải cơ quan bắt buộc phải cấy ghép để duy trì sự sống, nên việc lây lan ung thư qua cấy ghép da gần như không thể. Hiện, các bác sĩ không còn dùng nội tạng hoặc mô của người từng mắc ung thư để ghép cho người khác. Thế nên, người bệnh ung thư da và người thân không cần phải lo lắng về việc ung thư da có thể lây lan.

các tổn thương dưới da do ung thư
Tổn thương điển hình dưới da của ba loại ung thư phổ biến nhất.

Bệnh ung thư da lây qua đường nào?

Như đã nói, ung thư không có khả năng lây lan từ người sang người. Ung thư da nói riêng và ung thư nói chung chỉ lây từ bộ phận này sang bộ phận khác qua đường máu và hệ bạch huyết. Sự lây lan này được gọi là di căn. Càng có nhiều cơ quan bị ung thư di căn, tỷ lệ điều trị thành công ung thư càng thấp, đặc biệt với các bộ phận quan trọng như gan, phổi, xương,…

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

Ung thư da có di truyền không?

Ung thư da có yếu tố di truyền, đồng nghĩa tỷ lệ mắc ung thư của bạn sẽ cao hơn nếu có người thân từng mắc ung thư da, hoặc bệnh liên quan đến sự phát triển của ung thư da như: (3)

  • Hội chứng Gorlin (basal cell nevus syndrome).
  • Bạch tạng mắt da (oculocutaneous albinism).
  • Thiếu máu Fanconi (Fanconi anemia).
  • Khô da sắc tố (xeroderma pigmentosum).

Tuy nhiên, việc mắc các bệnh, hội chứng trên không đồng nghĩa với việc mắc ung thư da. Các bệnh trên chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy còn những yếu tố nào khác làm gia tăng mắc ung thư da?

banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
khám ung thư miễn phí

Nguyên nhân ung thư da

Sau khi giải đáp thắc mắc “ung thư da có lây không”, chúng ta hãy đi đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư da: (4)

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư da. Tia UV (tia cực tím) phá hủy DNA trong lớp biểu bì, khiến các tế bào trở nên bất thường.
  • Màu da cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc ung thư da. Người da trắng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với người gốc Phi hoặc Á.
  • Tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư da hoặc bệnh tăng nguy cơ phát triển ung thư da.
  • Người mắc bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch và người lớn tuổi.
  • Sống ở vùng khí hậu nhiều nắng hoặc cao so với mặt nước biển (càng lên cao, tia UV càng mạnh).

Phòng ngừa bệnh ung thư da như thế nào?

Ung thư da có thể được phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh sáng mặt trời, dưới đây là một số cách phòng bệnh hiệu quả:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất 15 phút, bôi lặp lại sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi tiếp xúc với nước.
  • Che chắn cơ thể bằng quần áo, kính râm trước khi ra ngoài, dù trong ngày mưa hay nhiều mây, đặc biệt với người thường xuyên làm việc ngoài trời.
  • Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt, đặc biệt từ 10-16 giờ mỗi ngày.
kem chống nắng phòng ngừa ung thư da
Chống nắng là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư da.

Bệnh ung thư da thường có một số dấu hiệu như:

  • Nốt u sần, phát triển chậm, bị lở loét, gây đau, ngứa, rát.
  • Mảng sần da giống bệnh vảy nến hoặc viêm da, đổi màu sang màu tím, đỏ, nâu, đen,…
  • Khối u sưng màu đỏ, hồng, có cảm giác căng bóng.
  • Vết loét ở những vùng da bất thường không lành trong vòng 4 tuần.
  • Với ung thư hắc tố da, tổn thương thường có bờ không đều, hình dạng không đối xứng, phát triển to và dày hơn theo thời gian,…
tổn thương của ung thư biểu mô tế bào đáy
Tổn thương của ung thư biểu mô tế bào đáy.
tổn thương của ung thư hắc tố da
Tổn thương của ung thư hắc tố da.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên chủ động khám sớm tại các cơ sở y tế có sinh thiết hoặc xét nghiệm mô bệnh học để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tầm soát sàng lọc ung thư da

Hiện không có chương trình khám tầm soát ung thư da. Khi xuất hiện những vết sưng u, viêm loét hay mảng da có màu sắc khác thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám và xét nghiệm, nhằm chẩn đoán ung thư da từ giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Với bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy (dạng ung thư da phổ biến nhất), tỷ lệ sống gần như tuyệt đối nếu được điều trị sớm. Ung thư hắc tố da (nguy hiểm nhất trong 3 dạng phổ biến), tỷ lệ sống đạt >99% nếu điều trị từ giai đoạn sớm.

Phương pháp phổ biến nhất để xác định ung thư da là sinh thiết bệnh phẩm. Bác sĩ sẽ lấy, cắt một phần hoặc toàn bộ vùng tổn thương nghi ngờ, gửi đến bác sĩ xét nghiệm giải phẫu bệnh để tìm kiếm tế bào ung thư. Khi phát hiện ung thư da giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ, bác sĩ có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ truyền thống, phẫu thuật lạnh hoặc đốt điện. Ở các giai đoạn trễ hơn, xạ trị bổ trợ và/hoặc điều trị toàn thân như liệu pháp miễn dịch, thuốc nhắm trúng đích… cũng có vai trò nhất định.

Nhìn chung, khi được phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị khá dễ dàng, không để lại biến chứng hay ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh ung thư da có lây không?”. Các bệnh ung thư nói chung và ung thư da nói riêng đều không thể lây lan từ người sang người. Ung thư da có thể được điều trị dễ dàng khi được phát hiện sớm. Tuy nhiên, người bệnh có thể bỏ qua ung thư da vì các triệu chứng giống với nhiều bệnh da liễu phổ biến khác. Vì vậy, việc tự phát hiện các sang thương da bất thường, nhanh chóng đến khám tại cơ sở y tế có chuyên môn, chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là yếu tố tiên quyết giúp đẩy lùi bệnh ung thư da.