Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân

Ở Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 5 về số ca mắc mới và thứ 3 về số ca tử vong mỗi năm. Đa phần, bệnh nhân phát hiện bệnh khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Vậy ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên.

ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, khi biết bản thân mắc bệnh, tâm lý thường buồn phiền và dẫn đến chán ăn. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn trải qua các phương pháp điều trị như: xạ trị, phẫu thuật, hóa trị,… đều cần đủ sức khỏe, sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh sau mỗi đợt điều trị.

Do đó, ung thư dạ dày nên ăn gì đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng nên được quan tâm từ lúc phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình điều trị.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày hoàn toàn khác nhau ở mỗi người và tùy vào các yếu tố như: giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh, mức độ xâm lấn khối u, phương pháp điều trị và các bệnh nền khác. Mục đích chính của vấn đề “ung thư dạ dày nên ăn gì?” là giúp bệnh nhân duy trì thể trạng khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch cũng như chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Người thân có thể tham khảo ý kiến, chỉ dẫn của bác sĩ khoa Ung bướu và các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng thích hợp.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb
ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì đóng vai trò rất quan trọng
Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày

Sụt cân là vấn đề thường gặp với bệnh nhân ung thư dạ dày. Khối u ở dạ dày có thể gây tắc nghẽn, khiến thức ăn không thể qua thực quản vào dạ dày hoặc từ dạ dày vào ruột như bình thường, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân. Do đó, vấn đề “ung thư dạ dày nên ăn gì?” cần được quan tâm đúng mực.

Những yếu tố khác dẫn đến tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư dạ dày bao gồm:

  • Cảm giác chán ăn và không muốn ăn.
  • Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể không ăn được nhiều bữa và cảm thấy no khi ăn lượng nhỏ thức ăn bởi dạ dày đã được cắt bỏ một phần.
  • Phần dạ dày hoặc ruột non còn lại có thể không tiêu hóa thức ăn đúng cách hoặc giảm khả năng hấp thụ chất béo và chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Hội chứng Dumping: khiến bệnh nhân khó duy trì cân nặng hơn. Đây là tình trạng thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển qua dạ dày và ruột non quá nhanh. Hội chứng Dumping có thể xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ.
  • Cảm thấy no sau ăn uống: bệnh nhân cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn, có thể xảy ra dù bệnh nhân có phẫu thuật hay không. Dạ dày bị giảm kích thước và có thể hình thành sẹo thành dạ dày sau phẫu thuật. Phẫu thuật cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh phế vị, giãn thành dạ dày khi thức ăn vào dạ dày.

Cảm thấy no sau ăn và uống được cải thiện khi phần còn lại của dạ dày căng ra hoặc cơ thể điều chỉnh theo những thay đổi trong quá trình tiêu hóa. Ngay cả khi không phẫu thuật, dạ dày cũng tiêu hóa chậm hơn nhiều, khiến bệnh nhân cảm thấy no trong thời gian dài hơn. Vì vậy, bệnh nhân và người thân nên quan tâm đến vấn đề “ung thư dạ dày nên ăn gì?” để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
Bệnh nhân có thể cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể gặp các tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, chán ăn, giảm cân, thay đổi khẩu vị, ợ nóng, mệt mỏi… và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì để cải thiện sức khỏe luôn là vấn đề khiến bệnh nhân lẫn người thân trăn trở. Bệnh nhân nên ăn đa dạng và đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu, cụ thể: (1)

1. Thực phẩm giàu protein

Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và mô cũng như phục hồi hệ thống miễn dịch sau bệnh. Thực phẩm nhiều đạm, kết hợp đạm động vật và/hoặc đạm thực vật (yến mạch, cá ngừ, hạnh nhân, trứng…) để cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
khám ung thư miễn phí

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt nằm trong danh sách “ung thư dạ dày nên ăn gì?”, cung cấp nguồn carbohydrate và chất xơ tốt, giúp duy trì mức năng lượng của bệnh nhân. Các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể sử dụng như: gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch…

Bệnh nhân nên bổ sung rau quả và trái cây vào bữa ăn để cung cấp đủ các chất chống oxy hóa, giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, các khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

3. Chọn nguồn chất béo lành mạnh

Bệnh nhân nên dùng các loại dầu đậu nành, dầu oliu… thay thế cho các loại chất béo bão hòa có trong mỡ động vật.

4. Vitamin và khoáng chất:

Trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E có đặc tính chống oxy hóa tốt như: cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, bưởi, cam, đậu bắp, rau khoai, rau ngót, rau muống, mồng tơi…

chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày
Trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung cà rốt.

5. Uống đủ nước

Uống đủ nước trong quá trình điều trị ung thư để ngăn tình trạng mất nước. Bệnh nhân nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, bổ sung nước ép trái cây, sữa dành cho bệnh nhân ung thư… để ngừa mất nước.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh vấn đề “ung thư dạ dày nên ăn gì?”, có một số thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn vì mang nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng đến quá trình điều trị, cụ thể: (2)

  • Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa: đồ nướng, thịt xông khói, đồ đông lạnh, đóng hộp, chiên xào, rán… Chất béo, đặc biệt là chất béo động vật cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
chất béo động vật cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
Chất béo, đặc biệt là chất béo động vật cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Các loại đồ chua, cay như: cóc, xoài, giấm, ớt…
  • Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như: rượu, bia, cà phê…
  • Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
  • Tránh những thực phẩm quá khô cứng: mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

Trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Với bệnh nhân được can thiệp ngoại khoa để điều trị ung thư dạ dày, một số lưu ý về dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật cụ thể như sau:

  • Ăn thức ăn lỏng, mềm, ít chất xơ, dễ tiêu.
  • Nhịn ăn, uống ít nhất 4 trong 6-8 tiếng trước phẫu thuật.

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Tùy tình trạng sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được khuyên ăn sớm để phục hồi nhu động ruột, tăng sức đề kháng cũng như mau lành vết thương. Tùy phương pháp phẫu thuật mà bệnh nhân lựa chọn bổ sung dinh dưỡng bằng các đường khác nhau. Ở giai đoạn bệnh nhân có thể ăn trực tiếp, cần chú ý nhai kỹ, ăn chậm, ăn đồ lỏng dần dần, cụ thể:

  • Lựa chọn các thực phẩm sạch, chất lượng, có nguồn gốc.
  • Ưu tiên ăn từ 6-7 bữa/ngày thay vì 3 bữa/ngày như bình thường và không ăn quá no.
  • Bệnh nhân vừa phẫu thuật ung thư dạ dày cần bổ sung chất khoáng và vitamin.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, sắt, protein: trứng, sữa, thịt, bông cải xanh…
  • Bổ sung các loại hoa quả, rau xanh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
  • Bên cạnh đó, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn thêm nấm, đậu phụ nhưng chỉ nên luộc, hấp, không chiên. Cách chế biến này tăng cảm giác ngon miệng, nấm chứa nhiều polysaccharide hỗ trợ ức chế, ngăn tế bào ung thư hình thành và tiến triển. Đặc biệt, selen, vitamin D trong nấm cũng rất cao, giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn, chống lại các loại bệnh. Lưu ý, thức ăn cần chế biến chín, mềm.
bệnh nhân ăn thêm nấm, đậu phụ
Bệnh nhân ăn thêm nấm, đậu phụ nhưng chỉ nên luộc, hấp, không chiên.

Bệnh nhân đang truyền hóa chất để điều trị nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh nhân đang hóa trị ung thư dạ dày thường gặp một số tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, chướng bụng, ăn không tiêu, viêm loét miệng, sốt cao, hạ hồng cầu và bạch cầu,…. Do vậy, thực đơn dinh dưỡng cần lưu ý những điểm sau:

  • Không ăn quá đói hoặc quá no.
  • Ăn đồ ăn ít mùi, thanh đạm.
  • Bổ sung nước gừng, nước cháo, nước ép hoa quả, nước mía, sữa chua.
  • Bổ sung các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn như: tỏi, sả, mật ong, húng quế, gừng, tiêu.
  • Ưu tiên thực phẩm dạng mềm, dễ nuốt như cháo, phở, bún, bổ sung thịt, cá, trứng.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, gan, tim.
bổ sung nước gừng, nước cháo, nước ép hoa quả
Người bệnh nên bổ sung nước gừng, nước cháo, nước ép hoa quả, nước mía, sữa chua.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày chuyên biệt

Dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày chuyên biệt, cụ thể như sau:

  • Chia các bữa ăn trong ngày thành 6-8 bữa/ngày.
  • Uống nước dựa trên công thức: khối lượng cơ thể (kg) x 40 = số ml cần uống mỗi ngày.
  • Ăn đủ chất béo, chất đạm, vitamin – khoáng chất, tinh bột…
  • Vận động từ 15-30 phút/ngày (tùy thể trạng bệnh nhân, không ráng sức).
  • Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị của bệnh nhân nhân và giai đoạn bệnh.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực cũng là phương thức hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Bí quyết chế biến món ăn giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón… có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, cụ thể: (3)

  • Khi buồn nôn và nôn: cố gắng ăn thực phẩm nhạt, ít gia vị và chia nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Khi tiêu chảy: ưu tiên thực phẩm chứa muối để bổ sung lượng natri bị mất; nên uống ít nhất 1 ly nước hoặc các loại nước bổ sung điện giải sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Trong khẩu phần ăn nên tránh sữa, thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
  • Khi táo bón: ăn nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh… uống nhiều nước, trứng, tránh sử dụng phô mai.
  • Khi cảm thấy ăn không ngon miệng: chia thành nhiều bữa nhỏ; ăn thức ăn giàu giàu protein, calories như: bơ đậu phộng, các loại hạt, thịt gà, trứng luộc…
  • Khi bị thay đổi về mùi vị: biến tấu trong chế biến món ăn (làm món trứng trần thay vì chiên trứng), tăng vị giác của bệnh nhân (ngửi trước, nếm sau, thử một ít rồi mới ăn).
chế biến món ăn để tăng vị giác của bệnh nhân
Biến tấu trong chế biến món ăn để tăng vị giác của bệnh nhân.
  • Khi có vết loét miệng: hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau do vết loét; hạn chế thực phẩm có tính acid như: cam, chanh, cà chua… và các loại thực phẩm cay, mặn; nên ăn thực ăn mềm như bột yến mạch hoặc các loại thực phẩm đông lạnh như sữa chua đông lạnh, kem…

Dinh dưỡng, thể thao và tinh thần lạc quan chống lại bệnh ung thư dạ dày

Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cần vận động điều độ, thực hiện những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như: tập thở, tập yoga, thái cực quyền, các bài tập giãn cơ… giúp cải thiện sức khỏe. Dinh dưỡng phù hợp, thể thao vừa sức và tinh thần lạc quan là 3 yếu tố quan trọng để chống lại bệnh ung thư dạ dày.

1. Thể thao

Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ trước khi ăn để tăng cảm giác thèm ăn. Thể dục không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ tinh thần lạc quan.

tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ
Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ trước khi ăn để tăng cảm giác thèm ăn.

2. Tinh thần lạc quan

Đa phần, bệnh nhân ung thư rất dễ bị trầm cảm, suy sụp, thậm chí tuyệt vọng. Do đó, sự động viên tinh thần đến từ người thân và bạn bè xung quanh giúp bệnh nhân lạc quan hơn, thoải mái tinh thần hơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Tinh thần lạc quan giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Bệnh nhân nên duy trì sự tích cực, chiến đấu với bệnh cùng với sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ.

3. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày. Điều quan trọng là phải hiểu rõ “ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì”. Vì mỗi bệnh nhân là cá thể riêng biệt, không ai giống ai, vậy nên bệnh nhân và gia đình cần chủ động trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp, tối ưu hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Khoa Ung bướu sở hữu trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong điều trị và chăm sóc chuyên biệt cho từng bệnh nhân, cập nhật nhanh các phác đồ điều trị tiêu chuẩn trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư trong khu vực và bệnh nhân trở về từ các trung tâm y tế nước ngoài.

“Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì” là vấn đề cần được quan tâm khi điều trị. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng phù hợp, góp phần cải thiện hiệu quả điều trị.