Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân

Ung thư đại tràng xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không có chế độ dinh dưỡng và điều trị đúng cách. Vậy ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số thực phẩm có lợi trong việc hỗ trợ điều trị loại bệnh này.

ung thư đại tràng nên ăn gì kiêng gì

Với các bệnh nhân ung thư nói chung, khi biết bản thân mình mắc bệnh, tâm lý bệnh nhân thường buồn phiền và dẫn đến việc chán ăn. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn trải qua các phương pháp điều trị như: xạ trị, phẫu thuật, hóa trị… Các phương pháp này đều đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khỏe tốt để cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi tốt trong suốt quá trình điều trị.

Chính vì vậy, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng. Liệu pháp dinh dưỡng nên được bắt đầu từ thời điểm phát hiện ung thư và liên tục xuyên suốt trong quá trình điều trị bệnh.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng hoàn toàn khác nhau với mỗi bệnh nhân và tùy thuộc vào các yếu tố như: giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh, mức độ xâm lấn khối bướu, phương pháp điều trị và các bệnh lý kết hợp. Mục đích chính của chế độ dinh dưỡng trong điều trị ung thư là duy trì thể trạng khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch cũng như chức năng của các cơ quan.

Người nhà có thể tham khảo thêm ý kiến, chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu và các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp. Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bệnh nhân sẽ duy trì sức khỏe, giữ ổn định mức cân nặng, cải thiện khả năng đề kháng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm thiểu tác dụng phụ và hồi phục nhanh sau điều trị ung thư.

Các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng trong điều trị ung thư đại tràng bao gồm:

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính thành 6-8 bữa ăn nhỏ/ngày.
  • Uống đủ nước theo công thức: khối lượng cơ thể (kg) x 40 = số ml cần uống mỗi ngày.
  • Ăn đủ các nhóm thực phẩm: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin – khoáng chất…
  • Duy trì vận động từ 15-30 phút/ngày (mức độ, cường độ và môn vận động nên được lựa chọn tùy thể trạng bệnh nhân, không có công thức chung cho tất cả các bệnh nhân, tuyệt đối không ráng sức).
  • Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị của bệnh nhân và giai đoạn bệnh.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống, cố gắng giữ tinh thần lạc quan và luôn suy nghĩ tích cực cũng là phương thức hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
vai trò dinh dưỡng ung thư đại tràng
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư đại tràng.

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn đa dạng và đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu như: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin & khoáng chất. Cụ thể:

  • Tinh bột: có trong ngũ cốc như: gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai, sắn dây,… rất tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Những loại này trung hòa dịch axit trong dạ dày, tạo lớp phòng vệ cho niêm mạc thực quản và dạ dày. Bệnh nhân có thể ăn ngũ cốc chung với sữa, yaourt,… cho dễ nuốt.
  • Chất đạm: trong chế độ ăn uống của bệnh nhân cần bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm, nên dùng phối hợp các thực phẩm chứa đạm với nguồn gốc từ đạm động vật và/hoặc đạm thực vật. Ví dụ như các loại sữa ít béo, yến mạch, hạnh nhân, cá ngừ, trứng, thịt… Trứng là thực phẩm giàu protein, cung cấp dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư. Người nhà có thể kết hợp trứng với cháo hoặc súp để bệnh nhân dễ nuốt hơn.
  • Các loại rau quả và trái cây: người thân nên bổ sung các loại trái cây và rau quả vào trong chế độ ăn của bệnh nhân. Hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây và rau củ quả giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, các khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, rau xanh và trái cây rất dồi dào carbohydrate tốt, hỗ trợ sản sinh năng lượng chính cho cơ thể.
  • Các loại sữa và sản phẩm từ sữa: các loại thực phẩm từ sữa đa phần đều có mùi vị thơm ngon, mềm mịn, kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa. Trong sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm protein, canxi, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, vitamin D, nioxin, phospho, kali và magie có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư đại tràng. Một số loại sữa chứa hàm lượng đạm, EPA cao và ít lactose phù hợp với bệnh nhân ung thư đại tràng như: Fortimel, Forticare, Prosure, Lean max hope,…
  • Bổ sung chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa): nên dùng các loại dầu đậu nành, dầu oliu… thay thế cho các loại chất béo bão hòa có trong mỡ động vật. Bệnh nhân cũng không nên ăn thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Vitamin và khoáng chất: thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E có đặc tính chống oxy hóa tốt như: cà rốt, bưởi, đậu bắp, bí đỏ, ớt chuông, rau ngót, rau muống, rau khoai, mồng tơi, cam,…

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên kiêng gì?

Ngoài các thực phẩm nên ăn, có một số thực phẩm khác có nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng. Nhóm thực phẩm này bao gồm:

  • Những đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ nướng, chiên xào rán, thịt xông khói, đồ đông lạnh, đóng hộp,… đặc biệt là chất béo động vật sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Tránh ăn đồ chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ,… Thức ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng nên ưu tiên chế biến đơn giản như hấp hoặc luộc.
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều đường, không uống thức uống có gas.
  • Tránh uống đồ uống có gas, chứa nhiều caffein, bia rượu, thuốc lá,…
  • Trong trường hợp bị dị ứng với sữa, bệnh nhân tránh sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa để tránh gặp tiêu chảy và buồn nôn.
  • Với những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật ung thư đại tràng, người thân cần lưu ý không cho bệnh nhân sử dụng những thực phẩm sinh hơi nhiều hoặc có khả năng gây nhiễm khuẩn. Ví dụ như: đậu, bông cải, tiêu, thức ăn cay, nóng, rau sống, đồ ăn lên men,…

Trường hợp bệnh nhân không thể ăn uống bằng đường miệng hoặc có rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nuôi ăn qua đường tĩnh mạch để cung cấp các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe trong quá trình điều trị.

sub kênh tiêu hóa tâm anh
ung thư đại tràng không nên ăn đồ khó tiêu
Ăn thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Với những bệnh nhân được can thiệp ngoại khoa để điều trị ung thư đại tràng, một số lưu ý về dinh dưỡng trước và sau khi phẫu thuật cụ thể như sau: (1)

1. Trước khi phẫu thuật

  • Ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu, ít chất xơ.
  • Nhịn ăn uống trong 6-8 tiếng trước khi phẫu thuật.

2. Sau khi phẫu thuật

Sau phẫu thuật, tùy vào thể trạng, bệnh nhân sẽ được khuyên ăn sớm nếu tình trạng ổn định, từ đó phục hồi nhu động ruột, cải thiện sức đề kháng và giúp vết thương mau lành.

khám ung thư miễn phí

3. Với bệnh nhân đang truyền hóa chất để điều trị

Bệnh nhân đang hóa trị ung thư đại tràng thường gặp một số tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, chướng bụng, ăn không tiêu, viêm loét miệng, sốt cao, hạ hồng cầu, bạch cầu,… Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cần chú ý các điều sau:

  • Không nên để quá đói hoặc quá no.
  • Ăn sau khi uống thuốc 30 phút.
  • Ăn thức ăn ít mùi, chế biến thanh đạm.
  • Uống thêm nước cam, nước cháo, nước gừng.
  • Bổ sung các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn như: tía tô, rau diếp cá,…
  • Ưu tiên thực phẩm dạng mềm, dễ nuốt như cháo, phở, bún; bổ sung thịt, cá, trứng.
  • Uống nhiều nước ép hoa quả, nước mía, nước cam, chanh, bưởi, sữa chua.
  • Tăng cường thực phẩm có tính kháng khuẩn như: tỏi, sả, gừng, tiêu, húng quế, mật ong.
  • Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, tim, gan…

Bí quyết chế biến món ăn giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng có thể gây các tác dụng phụ như: buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón,… Các triệu chứng trên sẽ giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn nhờ điều chỉnh chế độ ăn, cụ thể: (2)

  • Trường hợp buồn nôn và nôn: ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, ít gia vị và chia thành nhiều cử nhỏ trong ngày.
  • Trường hợp bị tiêu chảy: bổ sung muối để bù lượng natri bị mất; uống ít nhất 1 ly nước, ưu tiên các loại nước bù điện giải sau khi đi tiêu lỏng. Trong thực đơn, tránh tiêu thụ sữa, đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ và quá ngọt.
  • Trường hợp bị táo bón: bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước, không ăn phô mai, trứng…
  • Với tình trạng ăn không ngon miệng: chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; ưu tiên thực phẩm giàu calories, protein như bơ đậu phộng, thịt gà, trứng luộc, các loại hạt…
  • Người bệnh bị thay đổi về mùi vị: người nhà có thể chế biến thực phẩm theo một cách mới (thay món trứng chiên bằng món trứng trần), tăng khẩu vị bệnh nhân (ngửi trước rồi mới nếm thử một ít rồi mới ăn).
  • Người bệnh có vết loét miệng: hỏi ý bác sĩ về loại thuốc giúp giảm đau do vết loét gây ra, ưu tiên thực phẩm mềm như: bột yến mạch, kem, sữa chua đông lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng hạn chế thực phẩm mặn, cay, có tính acid (cam, chanh, cà chua…)
ung thư đại tràng nên ăn trái cây rau quả
Ưu tiên bổ sung các loại trái cây và rau quả vào trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư đại tràng.

Dinh dưỡng hợp lý, duy trì thể thao và giữ tinh thần lạc quan chống lại bệnh ung thư đại tràng

Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cần vận động điều độ, thực hiện những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như tập thở, tập yoga, thái cực quyền, các bài tập giãn cơ,… sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài dinh dưỡng, thể thao và tinh thần lạc quan cũng là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

1. Thể thao

Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ trước khi ăn để tăng cảm giác thèm ăn. Thể dục không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ tinh thần lạc quan.

2. Tinh thần lạc quan

Đa phần bệnh nhân ung thư rất dễ bị trầm cảm, suy sụp, thậm chí tuyệt vọng. Do đó, sự động viên tinh thần đến từ người thân và bạn bè xung quanh sẽ giúp bệnh nhân lạc quan, thoải mái tinh thần hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Tinh thần lạc quan có vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh ung thư. Bệnh nhân nên duy trì suy nghĩ tích cực, kiên quyết không bỏ cuộc, quyết chiến đấu với bệnh cùng với sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ.

Nhìn chung, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thể thao và tinh thần lạc quan có vai trò quyết định trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư đại tràng. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đóng vai trò thiết yếu, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Việc nắm được bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai, vậy nên bệnh nhân và gia đình cần chủ động trao đổi với bác sĩ để có được các hướng dẫn phù hợp, tối ưu hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu, áp dụng mô hình điều trị đa mô thức và cá thể hóa trong điều trị ung thư.

Để đáp ứng nhu cầu thực tế về điều trị toàn diện kết hợp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh định hướng trở thành một trong những trung tâm tư vấn và điều trị ung thư hàng đầu trên địa bàn thành phố, góp phần giải quyết gánh nặng về bệnh tật ung thư tại TP.HCM và các khu vực lân cận, đồng thời giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến công lập.

Khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM được đầu tư trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao luôn hỗ trợ chăm sóc chuyên biệt cho từng bệnh nhân, hỗ trợ tiếp cận với các chuyên gia y tế hàng đầu ở nước ngoài, cập nhật nhanh các phác đồ điều trị tương đương với tiêu chuẩn thế giới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong khu vực và bệnh nhân trở về từ các trung tâm y tế nước ngoài.

Khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ sau:

  • Tư vấn, hướng dẫn tầm soát nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh lý ác tính trong cộng đồng.
  • Từng bước triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng, hợp lý để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
  • Khám và điều trị một số bệnh lý ung bướu (lành tính và ác tính).
  • Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám, phát hiện, sàng lọc và điều trị, quản lý bệnh nhân ung thư từ các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế trong và ngoài nước chuyển đến.
  • Phối hợp với các khoa khác (Nội, Ngoại, Sản, Chẩn đoán hình ảnh…) để lập kế hoạch điều trị toàn diện, đa mô thức cho bệnh nhân ung thư; cập nhật và ứng dụng những tiến bộ về sinh học phân tử để xây dựng chiến lược cá thể hóa trong điều trị; cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
  • Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối vượt quá khả năng điều trị bằng các phương pháp khác (phẫu thuật, hóa chất, xạ trị….).
  • Thực hiện tiêm truyền hóa chất, sử dụng thuốc trúng đích, thuốc miễn dịch để điều trị các bệnh lý ung thư.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng trong phòng, chống ung thư.

Trong tương lai, khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh hướng tới mục tiêu:

  • Xây dựng và hoàn thiện các quy trình điều trị.
  • Hoàn thiện hệ thống hỗ trợ thông tin cho bệnh nhân.
  • Từng bước triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng, hợp lý để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
  • Học hỏi, cập nhật và ứng dụng các thông tin, kiến thức mới.
  • Tiếp tục đào tạo cả trong và ngoài nước để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tăng, cam kết luôn tạo được lòng tin và duy trì sự hài lòng của bệnh nhân.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi “ung thư trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?”. Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa rượu, bia và các chất kích thích khác để hạn chế tác dụng dụng cũng như đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị.