Ung thư gan có lây không? Bệnh có thể lây qua đường nào?

Bệnh ung thư gan có lây không là thắc mắc của nhiều người. Việc hiểu rõ tính chất và khả năng lây nhiễm của ung thư gan là cách giúp nhiều người đồng hành với người bệnh, giúp họ sớm vượt qua bệnh tật.

ung thư gan có lây không

Bị ung thư gan có lây không?

Ung thư gan không lây nhiễm qua con đường tiếp xúc thông thường. Không giống các bệnh truyền nhiễm hoặc virus truyền nhiễm khác, ung thư gan không thể lây nhiễm qua:

  • Tiếp xúc nước bọt trong ăn uống chung, hôn, dùng chung bàn chải đánh răng…
  • Quan hệ tình dục (có/không sử dụng biện pháp an toàn).
  • Tiếp xúc máu của người bệnh ung thư gan.
  • Hít chung bầu không khí với người bệnh ung thư gan.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người được cấy ghép nội tạng hoặc lây truyền từ mẹ sang con, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ nhận ra và tấn công các tế bào lạ (bao gồm cả tế bào ung thư). (1)

bệnh ung thư gan có lây không
Bệnh ung thư gan có lây không là mối quan tâm của nhiều người.

Ung thư gan không lây nhiễm nhưng một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư ở người như viêm gan B, C. Trong đó người mắc virus truyền nhiễm viêm gan B dễ lây cho người khác thông qua con đường tiếp xúc thông thường. Ung thư gan nói riêng và các bệnh lý ung thư khác có khả năng di truyền trong gia đình.

Bệnh ung thư gan có thể lây qua đường nào?

1. Ung thư gan có lây khi mang thai?

Ung thư được xem có khả năng lây truyền trong thời kỳ mang thai, cụ thể như sau:

Lây truyền từ mẹ sang con: tế bào ung thư có thể xâm lấn nhau thai, tuy nhiên nhau thai có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư xâm nhập cơ thể thai nhi. Ước tính chỉ 0,000005%, tức tỷ lệ chỉ 1/1.000 người. Sự lây truyền phổ biến nhất ở bệnh bạch cầu/u lympho và u ác tính. Nhìn chung, khả năng ung thư gan lây truyền từ mẹ sang con rất thấp.

2. Ung thư gan có lây qua đường cấy ghép nội tạng?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, đặc biệt từ người khác xâm nhập cơ thể chúng ta. Tuy nhiên trường hợp ung thư gan lây nhiễm qua cấy ghép nội tạng hiếm khi xảy ra. Các mẫu mô gan trước khi ghép đều được kiểm tra sàng lọc kỹ càng nhằm hạn chế tối thiểu hiện tượng lây nhiễm các bệnh lý gan cũng như ung thư gan. Do đó rủi ro mắc ung thư do cấy ghép nội tạng từ mô hiến tặng chứa tế bào ung thư hầu như không có. (2)

Ung thư gan có di truyền không?

Bên cạnh thắc mắc Ung thư gan có lây không, ung thư gan có di truyền không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ung thư do di truyền chiếm khoảng 10% các ca ung thư. Trong đó đột biến gen BRCA được cho có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ung thư. Thông thường, các gen ức chế khối u có khả năng sửa chữa DNA bị hư hỏng và loại bỏ chúng trước khi chúng trở thành tế bào ung thư. Gen BRCA tác động vào các loại gen này, hạn chế hoạt động của chúng khiến cơ thể giảm khả năng đào thải các tế bào hư hỏng, lâu dài khiến tế bào tích tụ và phát triển thành khối u. (3)

sub kênh tiêu hóa tâm anh

Ung thư không có khả năng lây nhiễm như bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên một số loại gen cha mẹ có thể truyền đến thế hệ sau làm tăng nguy cơ tế bào phát triển thành ung thư. Đây được gọi là ung thư di truyền.

Một số loại gen gồm:

  • Gen sửa chữa DNA: gồm BRCA1 và BRCA2 giúp sửa chữa các lỗi DNA trước khi tế bào phân chia. Nếu các gen này đột biến, chúng không thể ngăn các lỗi DNA lan rộng, khiến tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát.
  • Gen ức chế khối u: gồm p53, Rb và APC, có vai trò giữa cho các tế bào phân chia ổn định, không phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Nếu xảy ra đột biến, chúng có thể phát triển thành khối u.

Người có những bộ gen này không có nghĩa sẽ bị ung thư. Những gen này còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như môi trường, chế độ ăn uống, thời gian làm việc, sinh hoạt… khiến chúng có thể tiến triển thành các khối u hay không.

Nếu tiền sử gia đình ghi nhận mắc ung thư gan, khả năng cao các thành viên hoặc thế hệ tiếp theo có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với người khác. Tuy nhiên, ung thư không có khả năng lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Đồng thời gia đình có người bị ung thư không đồng nghĩa các thành viên khác sẽ mắc ung thư.

Trong trường hợp không có khuynh hướng di truyền, ung thư gan vẫn có thể xuất hiện trong gia đình bắt nguồn từ điều kiện, thói quen sinh hoạt. Nếu gia đình có thành viên thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Nguyên nhân ung thư gan

Nhiễm virus có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Một số loại virus, vi khuẩn làm tăng nguy cơ ung thư gồm:

  • Nhiễm virus mạn tính viêm gan B (HBV), C (HCV): Viêm gan B và viêm gan C là những loại virus có thể gây ra các tổn thương gan như viêm gan mạn tính, xơ gan, có nguy phát triển thành ung thư gan. Viêm gan B phổ biến ở các nước khu vực châu Á, các nước đang phát triển.
  • Xơ gan: Đây là bệnh lý các mô lành bị thay thế bằng các mô xơ, sẹo, các nốt tân sinh. Các mô xơ hóa này tích tụ và phát triển theo thời gian thành ung thư gan. Phần lớn bệnh nhân ung thư gan đều có biểu hiện xơ gan. Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn có thể gây ra tình trạng xơ gan.
  • Gan nhiễm mỡ: Bệnh có thể xảy ra ở người béo phì lẫn người có cân nặng bình thường hoặc thậm chí người gầy. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) có thể dẫn đến xơ gan.
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát: Bệnh lý do đường mật trong gan bị tổn thương, thậm chí bị phá hủy dẫn đến xơ gan. Người mắc xơ gan ứ mật nguyên phát có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.
  • Nghiện rượu: Người thường xuyên sử dụng rượu bia (trên 6 ly/ngày) có nguy cơ cao mắc xơ gan.
  • Hút thuốc lá và các chế phẩm thuốc lá: Người có thói quen hút thuốc lá hoặc đã cai nghiện cũng có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Ngoài ra hít khói thuốc cũng là nguy cơ gây các bệnh ung thư nguy hiểm.
  • Một số bệnh gan di truyền: Bệnh ứ sắt (Hemochromatosis) và bệnh Wilson (bệnh rối loạn chuyển hóa đồng) là những bệnh lý liên quan đến gan được cho có khả năng phát triển thành ung thư.
  • Tiểu đường type 2: Người mắc các chứng rối loạn đường huyết có nguy cơ ung thư gan cao hơn người lành.
  • Tiếp xúc chất gây ung thư Aflatoxins: Nấm có trong lạc, đậu nành, ngô, gạo, các loại ngũ cốc do môi trường nóng, ẩm. Loại nấm này có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, đặc biệt là các nước nhiệt đới nóng ẩm. Hiện nay, một số quốc gia phát triển như Mỹ, các nước châu Âu thực hiện xét nghiệm kiểm tra mức độ aflatoxins trong thực phẩm.

Cách phòng ngừa ung thư gan

Ung thư gan không lây trực tiếp qua tiếp xúc bình thường giữa người bệnh với người bình thường. Tuy nhiên nếu người bệnh mang virus có thể tiến triển thành ung thư như virus viêm gan B, C, bạn vẫn có thể bị lây nhiễm thông qua đường máu, từ mẹ sang con, quan hệ tình dục.

Một số phương pháp phòng tránh làm giảm khả năng mắc các bệnh viêm gan siêu vi B, C và ung thư gan như:

1. Tiêm phòng vắc xin

  • Tiêm vắc xin phòng viêm gan B: Đây là cách giúp tăng kháng thể viêm gan B, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại virus ngay trong trường hợp đã phơi nhiễm với virus hoặc virus sinh sôi, phát triển trong cơ thể. Nếu mắc viêm gan B, người bệnh cần phải uống thuốc điều trị suốt đời.
  • Viêm gan C có vắc xin phòng ngừa không?: Hiện nay chưa có vắc xin phòng tránh virus viêm gan C. Để tránh lây nhiễm viêm gan C, bạn không nên sử dụng chung đồ dính máu với người khác cũng như quan hệ tình dục an toàn.
viêm vaccine phòng ngừa ung thư gan
Tiêm vacxin viêm gan B giúp tăng kháng thể phòng bệnh

2. Điều trị dứt điểm virus viêm gan

Nếu phát hiện mắc các bệnh virus viêm gan B và C cấp tính hoặc giai đoạn đầu, bạn cần thăm khám để điều trị loại bỏ virus. Nếu bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính, virus có thể theo người bệnh suốt đời, gây khó khăn trong điều trị cũng như khả năng cao tiến triển thành ung thư gan trong tương lai.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

  • Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn do chúng làm suy giảm chức năng gan, nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý.
  • Tăng cường thực phẩm tươi, xanh, bổ dưỡng, không dùng thực phẩm ôi thiu, nấm mốc bởi đây là một trong các tác nhân gây ung thư nguyên phát.
  • Duy trì hoạt động thể dục, thể thao duy trì thể trạng tốt, hỗ trợ gan đào thải độc tố.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Cần khám, chữa bệnh hoặc làm đẹp tại các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp, tuân thủ nguyên tắc y khoa.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe mỗi 6-12 tháng/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, virus… để có biện pháp can thiệp, cải thiện sức khỏe sớm. Với những người mắc xơ gan, ung thư gan cần tầm soát sàng lọc ung thư gan định kỳ. Phát hiện dấu ấn ung thư gan giai đoạn sớm giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả.

khám ung thư miễn phí

Tầm soát sàng lọc ung thư gan tại BVĐK Tâm Anh

Tỷ lệ sống còn sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư gan giai đoạn I là 50-70%, nếu được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ u gan, ghép gan hoặc RFA. Thậm chí nếu được phát hiện dấu ấn ung thư gan giai đoạn 0 và tiếp cận điều trị sớm, khả năng sống còn của người bệnh lên đến 80-90%. Do đó, việc phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm có ý nghĩa quan trọng trong kết quả điều trị cuối cùng. (4)

khám tầm soát điều trị ung thư gan sớm
Tầm soát phát hiện sớm ung thư gan giúp điều trị hiệu quả

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Khoa Ung bướu được xác định trở thành trung tâm tư vấn, sàng lọc và điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám tầm soát phát hiện sớm ung thư gan và các bệnh ung thư khác. Đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thường xuyên cập nhật phác đồ tiên tiến trên thế giới, điều trị đa mô thức và cá thể hóa từng ca bệnh: áp dụng phương pháp phẫu thuật, đốt sóng cao tần RFA, nút mạch hóa chất, điều trị toàn thân (thuốc hóa chất, liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu, thuốc miễn dịch).

Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán, điều trị ung thư tại BVĐK Tâm Anh được nhập khẩu trực tiếp từ Đức, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc; phòng pha hóa chất vô khuẩn chuẩn quốc tế, điều chế liều lượng chính xác với mức độ an toàn cao nhất; ghế truyền hóa nhất tiện nghi, thoải mái, đảm bảo sự riêng tư của người bệnh…

Đội ngũ y bác sĩ luôn theo dõi sát sao, quan tâm, chăm sóc đặc biệt với từng bệnh nhân. Phác đồ điều trị tiếp cận nhanh với tiến bộ y khoa thế giới, góp phần nâng cao chất lượng tầm soát và điều trị ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Ung bướu cùng các chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, Ngoại gan mật tụy, Xét nghiệm, Tiêu hóa, Giải phẫu bệnh – Tế bào học, Dinh dưỡng… trong cùng bệnh viện giúp lập kế hoạch điều trị toàn diện, đa mô thức, tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Để đặt lịch tư vấn, tầm soát và điều trị ung thư gan tại BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua thông tin sau:

Các thông tin trên đây góp phần giải đáp thắc mắc ung thư gan có lây không của bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin giúp bạn bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ làm tăng khả năng ung thư gan, cải thiện chất lượng sống ngay từ bây giờ.