Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, củ quả gì và ăn loại nào tốt?

Rau củ quả và các loại hạt giàu dưỡng chất, nên có trong thực đơn của người bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, một số loại có thể không phù hợp để người bệnh ăn trong những giai đoạn nhất định. Vậy ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, củ quả gì?

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì

Bị ung thư tuyến giáp có cần kiêng ăn một số loại rau củ quả nào đó không?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như trao đổi chất, kích thích hoạt động của tim, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, duy trì sự ổn định lượng canxi trong máu, tác động tới tuyến sinh dục và tuyến sữa.

Khi tuyến giáp gặp vấn đề bất thường như xuất hiện khối u, các chức năng này bị ảnh hưởng, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nghiêm trọng, đòi hỏi người bệnh phải có chế độ ăn uống khoa học và cân bằng để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe. Rau củ là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, việc chọn lựa rau cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn.

Rau là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng tốt cho người bị ung thư tuyến giáp, có một số loại rau có thể ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị hoặc sự hấp thu của các loại thuốc, do đó cần hạn chế chúng trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Vậy ung thư tuyến giáp kiêng rau gì?

Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, các yếu tố quan trọng liên quan đến dinh dưỡng cần lưu ý bao gồm: Giai đoạn bệnh lý, phương pháp điều trị, sức khỏe tổng thể và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh. Thông thường những loại rau giàu iốt và chất goitrogens (một hoạt chất có thể gây ức chế sản xuất hormone và gây rối loạn chức năng tuyến giáp) có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tuyến giáp hoặc các chỉ số sức khỏe khác.

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

button-tu-van-thua-can-beo-phi

Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn các loại rau nên và không nên ăn. Bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra khuyến cáo phù hợp về vấn đề “ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, củ quả gì”

Bị ung thư tuyến giáp có cần kiêng ăn một số loại rau củ quả nào đó không?
Người đang điều trị ung thư tuyến giáp có cần kiêng rau không?

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì cũng như củ quả hạt gì?

Rau củ quả là những nhóm thực phẩm mang lại nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh ung thư tuyến giáp cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hạn chế một số loại rau củ nhất định để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Ví dụ, có thể tham khảo tránh ăn quá nhiều các loại thực phẩm dưới dây (người bệnh có thể ăn nhưng cần ăn vừa phải trong mức cho phép):

1. Rau họ Cải

Ung thư tuyến giáp kiêng rau gì thì tốt? Rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải ngồng, cải thìa, cải xoăn chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều goitrogen không tốt cho tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại rau này để tránh làm trầm trọng tình trạng hiện tại của tuyến giáp.

khám ung thư miễn phí
banner giảm thừa cân nâng hạnh phúc tìm lại thanh xuân
ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, rau họ cải
Ăn quá nhiều rau họ Cải có thể phá vỡ sự cân bằng hormone tuyến giáp, nhất là khi người bệnh bị thiếu iốt

2. Đậu nành

Đậu nành là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như protein, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên đậu nành cũng chứa một lượng lớn isoflavone, một hợp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều chỉnh định lượng phù hợp trong các bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, nước tương, tào phớ, sữa đậu…

3. Măng

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, măng có tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp không? Măng thuộc nhóm thực phẩm giàu iốt, khi tiêu thụ quá nhiều măng, cơ thể sẽ sử dụng lượng iốt này thay vì iốt phóng xạ. Điều này khiến liệu pháp điều trị bị ảnh hưởng, làm chậm quá trình hồi phục của người bệnh.

Ngoài ra, măng còn chứa lượng lớn goitrogens, có thể làm giảm sản xuất hormone của tuyến giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp không nên thêm măng vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

ung thư tuyến giáp kiêng rau gì, măng
Măng có chứa goitrogen, chất có thể cản trở chức năng tuyến giáp.

4. Ngô

Ngô là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch kém, việc tiêu thụ quá nhiều ngô có thể gây cản trở khả năng hấp thụ protein và sử dụng chất béo. Ngoài ra, ngô rất giàu chất xơ, có thể gây rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tuyến giáp. Do đó người bệnh chỉ nên tiêu thụ một lượng ngô vừa đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

5. Các loại khoai củ

Các loại khoai củ như khoai lang, khoai tây, khoai mỡ… thường chứa nhiều tinh bột. Khi tiêu thụ quá nhiều tinh bột, cơ thể bắt buộc phải sản sinh lượng lớn insulin để xử lý đường trong máu. Việc sản sinh insulin quá mức có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ không mong muốn trong và sau quá trình điều trị như mệt mỏi, khó chịu, đánh trống ngực…

6. Hạt kê, hạt lanh, hạt thông và đậu phộng

Các loại hạt như hạt kê, hạt lanh, hạt thông và đậu phộng thường rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên các loại hạt này cũng chứa lượng lớn goitrogens, có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp nếu tiêu thụ quá nhiều. Do đó, nếu người bệnh đang băn khoăn ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì thì nên cân nhắc nhóm thực phẩm này.

ung thư tuyến giáp kiêng rau gì, một số loại hạt
Một số loại hạt có thể tác động tiêu cực đến tuyến giáp

Bị ung thư tuyến giáp nên ăn rau củ quả gì tốt?

Không chỉ quan tâm ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì mà người bệnh cũng cần biết đến những loại rau tốt cho tuyến giáp. Để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh cần bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ từ rau củ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ dinh dưỡng.

1. Các loại rau lá xanh

Rau lá xanh bao gồm: Rau chân vịt, rau xà lách, rau diếp xoăn, rau bồ công anh… chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin C, vitamin K, axit folic, kali, magie và canxi. Những dưỡng chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn đóng vai trò bảo vệ sức khỏe ví dụ như, vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

Rau lá xanh còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị ung thư tuyến giáp và giảm thiểu các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị như viêm, sưng, đau…

4. Cà chua

Cà chua là loại rau củ rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, cà chua chứa các hợp chất lycopene và carotenoid, giúp củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của tế bào gây bệnh. Tiêu thụ một lượng cà chua vừa đủ mỗi ngày không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi cho người bệnh tuyến giáp. (1, 2, 3, 4)

Ung thư tuyến giáp nên ăn rau gì, cà chua
Cà chua giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể

3. Cà rốt

Cà rốt chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là beta-carotene. Đây một dạng vitamin A có khả năng điều chỉnh hormone tuyến giáp và hỗ trợ duy trì hệ miễn dịch ổn định. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong cà rốt còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất thiết yếu và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…

4. Ớt chuông

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, ớt chuông có tốt cho người bệnh tuyến giáp không? Lượng lớn vitamin C được tìm thấy trong ớt chuông có tác dụng hạn chế viêm nhiễm tuyến giáp cho người bệnh. Ngoài ra, carotenoid trong ớt chuông có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các gốc từ do, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển, lan rộng của tế bào ung thư, giúp nâng cao hiệu quả mà các phương pháp trị liệu mang lại. (5, 6)

Ung thư tuyến giáp nên ăn ớt chuông
Ớt chuông có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-carotene, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và có thể làm giảm nguy cơ tiến triển ung thư

5. Măng tây

Măng tây chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là beta-carotene, vitamin C, kẽm, selen và mangan. Những dưỡng chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch… Điều này giúp giảm thiểu các tác dụng phụ như khó nuốt, buồn nôn, viêm nhiễm, táo bón…

Lưu ý: Các loại rau trên có thể không phù hợp với một số đối tượng. Việc tiêu thụ đa dạng rau củ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì và các loại rau nào phù hợp với giai đoạn điều trị, thể trạng của mình.

Chế độ ăn uống cân bằng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản về quy tắc ăn uống mà người bệnh nên tuân thủ:

  • Hầu hết các loại rau đều chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe người bệnh như vitamin C, vitamin K, manga, isothiocyanates và sulforaphane. Do đó, không nên loại bỏ hoàn toàn một loại rau cụ thể nào đó khỏi thực đơn dinh dưỡng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Để đảm bảo cung cấp đủ protein, kẽm, đồng, sắt, axit béo omega-3 và các dưỡng chất thiết yếu khác, người bệnh nên kết hợp rau củ cùng các thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá béo, nấm, trái cây… trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Tránh chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên, nướng hoặc hầm trong thời gian dài, vì điều này có thể làm tăng sản sinh goitrin – một chất chống oxy nhưng lại gây tác động không tốt đến tuyến giáp. Thay vào đó, người bệnh nên chọn những cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, xào để giữ được nhiều dưỡng chất từ thực phẩm.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Chế độ ăn uống cân bằng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp
Trao đổi với bác sĩ về những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp
Xem thêm:
  • Ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì?

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

Tóm lại, ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì cũng như củ quả hạt gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị hay bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn khoa học dựa trên giai đoạn điều trị và sức khỏe tổng thể.